Thị trường

Doanh nghiệp gánh thêm áp lực khi tăng lương tối thiểu

(DNVN) - Theo Nghị định số 141, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 1/1/ 2018, sẽ tăng từ 2,76 triệu đồng/tháng lên 3,98 triệu đồng/tháng, tùy theo vùng.

Đối tượng được áp dụng mức tăng trên là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định của Luật Lao động và các đơn vị, doanh nghiệp thuê mướn lao động theo hình thức hợp đồng. Vùng 1 sẽ là 3,98 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 3,53 triệu đồng, vùng 3 là 3,09 triệu đồng và vùng 4 là 2,76 triệu đồng/tháng. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp cần xây dựng lại thang lương bảng lương; quỹ lương tăng tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm và tăng tiền nộp kinh phí công đoàn...

 Xây dựng lại thang bảng lương

Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Mức lương trả cho người lao động làm việc giản đơn nhất không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, và phải cao hơn ít nhất 7% đối với người lao động đã qua học nghề.

Trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng thang lương, bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì sẽ phải sửa đổi lại thang lương, bảng lương; tăng mức tiền đóng các khoản bảo hiểm; kinh phí công đoàn cũng như mức tính tiền làm thêm giờ cho người lao động. Doanh nghiệp phải căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc theo quy định của pháp luật.

Chính vì thế, khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương của mình cho phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung này phải được sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

 

 Sau khi xây dựng lại thang lương, bảng lương mới, doanh nghiệp tiến hành nộp tại phòng lao động - thương binh và xã hội nơi đặt trụ sở.

Mức lương tối thiểu vùng qui đinh tại Nghị định số 141.

Tăng quỹ lương và các khoản phúc lợi xã hội

Việc áp dụng tăng lương tối thiểu khiến các doanh nghiệp cân đối tăng quỹ tiền lương, kèm với đó việc đóng các loại bảo hiểm cũng tăng lên. Theo đó, hợp đồng lao động phải được đồng loạt kí lại phù hợp với mức lương mới điều chỉnh. Tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động là mức căn cứ để doanh nghiệp đóng các loại bảo hiểm, bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

 Hiện nay, hàng tháng doanh nghiệp phải đóng cho người lao động và trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...,  với tỷ lệ đóng là 32%. 

Mức đóng khác khoản phúc lợi so với mức lương mới.

Do đó, khi doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thang lương, bảng lương do mức lương tối thiểu vùng tăng lên thì mức tính đóng các loại bảo hiểm cũng tăng tương ứng.

Hàng tháng, doanh nghiệp phải trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Số tiền này, công đoàn cơ sở phải nộp về cho công đoàn cấp trên cơ sở và sau đó công đoàn cấp trên sẽ trích lại cho công đoàn cơ sở 68% kinh phí để hoạt động và giữ lại 32%.

 

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, cuộc sống người lao động được cải thiện đồng nghĩa với việc doanh nghiệp gánh thêm áp lực về các khoản quỹ tiền lương, quỹ công đoàn, quỹ BHXH… cũng theo đó mà tăng lên.

 

Nên đọc

Đối tượng được áp dụng mức tăng trên có người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định của Luật Lao động và các đơn vị, doanh nghiệp thuê mướn lao động theo hình thức hợp đồng. Vùng 1 sẽ là 3,98 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 3,53 triệu đồng, vùng 3 là 3,09 triệu đồng và vùng 4 là 2,76 triệu đồng/tháng. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp cần xây dựng lại thang lương bảng lương; quỹ lương tăng tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm và tăng tiền nộp kinh phí công đoàn... 

 

Xây dựng lại thang bảng lương

 

Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Mức lương trả cho người lao động làm việc giản đơn nhất không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, và phải cao hơn ít nhất 7% đối với người lao động đã qua học nghề.

Trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng thang lương, bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì sẽ phải sửa đổi lại thang lương, bảng lương; tăng mức tiền đóng các khoản bảo hiểm; kinh phí công đoàn cũng như  mức tính tiền làm thêm giờ cho người lao động. Doanh nghiệp phải căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc theo quy định của pháp luật.

Chính vì thế, khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương của mình cho phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung này phải được sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

 

Sau khi xây dựng lại thang lương, bảng lương mới, doanh nghiệp tiến hành nộp tại phòng lao động - thương binh và xã hội nơi đặt trụ sở.

 

Ảnh 1. 

   Mức lương tối thiểu vùng được qui đinh thại Nghị định số 141

 

 

Tăng quỹ lương và các khoản phúc lợi xã hội

Việc áp dụng tăng lương tối thiểu khiến các doanh nghiệp cân đối tăng quỹ tiền lương, kèm với đó việc đóng các loại bảo hiểm cũng tăng lên. Theo đó, hợp đồng lao động phải được đồng loạt kí lại phù hợp với mức lương mới điều chỉnh. Tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động là mức căn cứ để doanh nghiệp đóng các loại bảo hiểm, bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Hiện nay, hàng tháng doanh nghiệp phải đóng cho người lao động và trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...,  với tỷ lệ đóng là 32%. 

 

Ảnh 2. 

 

Mức đóng các khoản phúc lợi so với mức lương mới

 

Do đó, khi doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thang lương, bảng lương do mức lương tối thiểu vùng tăng lên thì mức tính đóng các loại bảo hiểm cũng tăng tương ứng.

Hàng tháng, doanh nghiệp phải trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Số tiền này, Công đoàn cơ sở phải nộp về cho công đoàn cấp trên cơ sở và sau đó Công đoàn cấp trên sẽ trích lại cho Công đoàn cơ sở 68% kinh phí để hoạt động và giữ lại 32%.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, cuộc sống người lao động được cải thiện đồng nghĩa với việc doanh nghiệp gánh thêm áp lực về các khoản quỹ tiền lương, quỹ công đoàn, quỹ BHXH… cũng theo đó mà tăng lên.

 

Minh Phượng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo