Khởi nghiệp

Sinh viên Đai học Cần Thơ đạt giải nhất cuộc thi “Từ sáng tạo đến khởi nghiệp”

DNVN - Trong cuộc thi "Từ sáng tạo đến khởi nghiệp" (Maker to Entrepreneur Program - MEP) do Đại học Bang Arizona (ASU - Mỹ) phối hợp với USAID và Công ty Dow Vietnam vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Đội FMS của Trường Đại học Cần Thơ đã đạt giải Nhất với Hệ thống FMS (điểu khiển thông minh thiết bị trong trang trại thông qua internet).

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp qua talkshow truyền hình

Trong cuộc thi "Từ sáng tạo đến khởi nghiệp" (Maker to Entrepreneur Program - MEP) do Đại học Bang Arizona (ASU - Mỹ) phối hợp với USAID và Công ty Dow Vietnam vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Đội FMS của Trường Đại học Cần Thơ do TS. Trần Thanh Hùng hướng dẫn đã đạt giải Nhất với Hệ thống FMS (Điểu khiển thông minh thiết bị trong trang trại thông qua internet).

Hệ thống FMS tích hợp chức năng bao gồm: bật/tắt máy và van điện từ, thiết lập thời gian bật/tắt cho bơm và van, đo nhiệt độ và đô ẩm ở trang trại hoặc vườn. Hệ thống còn tự động tắt van và máy khi phát hiện trời mưa, bật/tắt máy và van trên bàn phím của thiết bị, hiển thị một số thông tin quan trọng trên màn hình LCD, gửi và lưu trữ dữ liệu về nhiệt độ và độ ẩm trên ThingSpeak. Để giải quyết vấn đề thiết bị vận hành có công suất cao, một số công tơ được thêm vào để kết nối FMS với thiết bị vận hành.

Thông tin điều khiển hệ thống được sử dụng trên điện thoại dễ vận hành, giúp tiết kiệm chi phí vận hành (tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ nước, thời gian và công suất); gúp đáp ứng nhu cầu của nông dân, góp phần mang lại sản phẩm cho chất lượng cao. Do đó, hệ thống được đánh giá cao về giá trị thực, tính năng và khả năng áp dụng rộng rãi trong canh tác nông nghiệp.


Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ nhận hai trong ba giải cao nhất tại cuộc thi MEP.

Ngoài ra, Đội MBT của Khoa Công nghệ (Trường Đại học Cần Thơ) cũng đạt giải Ba tại cuộc thi với công cụ hỗ trợ nông dân trồng xoài.
Theo báo cáo đề tài của dự án tại cuộc thi, hiện tại trong quá trình bảo vệ trái xoài khỏi sâu bệnh, người dân phải sử dụng túi chuyên dụng để bảo vệ và nâng cao chất lượng trái xoài từ khi còn nhỏ cho đến khi thu hoạch. Nhưng trực tiếp làm việc mà không có dụng cụ ở những vị trí dễ gây nguy hiểm cho người dân. Vì vậy, dự án MBT đã được triển khai để giải quyết vấn đề này. MBT được phát triển dựa trên cử chỉ bao gồm xoài của người dân để dễ dàng sử dụng cho nhiều đối tượng. MBT hoạt động dựa trên chuyển động cơ học, không sử dụng điện nên có nhiều điểm ưu tiên, giải quyết tốt nhất các vấn đề hiện tại của người dân.

MEP là một khóa học về khởi nghiệp. Trước khi tham gia MEP, các đội phải tham gia khóa học EPICS (Engineering Projects in Community Service - Dự án Kỹ thuật phục vụ cộng đồng). Trong khoa học EPICS, các đội sẽ tìm hiểu nhu cầu cần giải quyết của cộng đồng, nghiên cứu thiết kế và thi công sản phẩm để giải quyết vấn đề của cộng đồng.

Sau khi có sản phẩm từ khoa học EPICS, một số đội tốt nhất được lựa chọn để tham dự MEP. Tham gia MEP, các đội học được cách tìm kiếm khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng bài thuyết trình gọi vốn khởi nghiệp.

Tại sự kiện MEP Venture Demo Day, các đội trình bày bài thuyết trình gọi vốn của mình để thuyết phục Ban giám khảo. Sau một thời gian tham gia, EPICS đã tích hợp vào các chương trình đào tạo của khoa Công nghệ.

Trường Đại học Cần Thơ đã tham dự MEP 2 lần. Lần này có 3 đội đều do TS. Trần Thanh Hùng hướng dẫn, nhưng do dịch COVID-19 nên thời gian để thực hiện dự án kéo dài hơn, một đội tốt nghiệp, không thể tham gia dự án. Do đó Trường Đại học Cần Thơ có 2 đội tham gia MEP năm nay và cả 2 đội đều đạt giải. Cuộc thi năm nay quy tụ 100 sinh viên thuộc 13 đội từ các trường kỹ thuật lớn của Việt Nam.

Mai Trâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm