Doanh nghiệp 24h

Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động đấu thầu?

DNVN - Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm: đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu…

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lấn chiếm 7.000 m2 đất để xây nhà tiền chế Công ty CP Đầu tư Thanh Trung bị xử phạt 600 triệu đồng / Vừa hết lục đục, mâu thuẫn nội bộ, Coteccons lại tiếp tục bị thanh tra xử phạt

Tại dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

Cùng đó là thông thầu: sự dàn xếp giữa hai hoặc các bên nhằm đạt được một mục đích sai trái, bao gồm cả việc gây ảnh hưởng sai trái đến hành động của một bên khác, bao gồm các hành vi thỏa thuận để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hoặc rút khỏi việc tham dự thầu để một bên tham gia thỏa thuận trúng thầu.

Gian lận, bao gồm các hành vi: Làm giả, hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.

Hoạt động đấu thầu phải bảo đảm công bằng, minh bạch.

Cản trở, bao gồm các hành vi: Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi: tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 6 và điểm e khoản 7 Điều 75, khoản 12 Điều 76, điểm i khoản 1 Điều 77, khoản 7 Điều 78, khoản 7 Điều 80, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 4 Điều 96 của Luật này): Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi: Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng;

Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa đáp ứng quy định về nguồn vốn nêu tại điểm d khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 38 của Luật này dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau: Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật này; hủy thầu, đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định chủ đầu tư, bên mời thầu theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này; xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dự thảo cũng quy định rõ về công khai xử lý vi phạm. Theo đó, quyết định xử lý vi phạm phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp.

Quyết định xử lý vi phạm phải được đăng tải trên báo Đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Hoàng Phương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm