TP.HCM xây dựng bộ tiêu chí hỗ trợ và bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn chuyển đổi công nghệ
Ích Tiểu Vương – Giải pháp hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm hiệu quả / Du lịch “bắt tay” thu hút du khách tới Bảo Lộc và Đà Lạt
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu UBND thành phố ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn thành phố có thể lượng hóa được để đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư và doanh nghiệp dựa vào đó từng bước chuyển đổi công nghệ và Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp để thành phố có giải thưởng, hỗ trợ xứng đáng cho các doanh nghiệp được xếp hạng cao.
Đồng thời, Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả Quỹ phát triển khoa học công nghệ. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND thành phố kế hoạch đầu tư xây dựng một trường công lập nghề đạt chuẩn của thành phố, có cơ sở vật chất hiện đại đạt tầm cỡ khu vực.
Ngoài ra, Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố theo Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ và thủ tục chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ này để có thể hỗ trợ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn chuyển đổi công nghệ. Sở Công thương thành phố chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Đề án và định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện đề án.
TP.HCM khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ số.
Về các biện pháp chế tài, thành phố không khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Không gia hạn giấy phép đầu tư nếu doanh nghiệp không chuyển đổi công nghệ theo tiêu chuẩn mới.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố tăng cường vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc đơn vị mình quản lý chuyển đổi công nghệ theo tiêu chuẩn mới ngay từ bây giờ, không đợi đến khi kết thúc thời gian đầu tư.
Theo các chuyên gia kinh tế, những năm gần đây, cùng với phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt trước sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, đã xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng phát triển trực tuyến như: Kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệ tự động hóa trong sản xuất và kiểm soát chất lượng…
Những phương thức kinh doanh này không chỉ giúp doanh nghiệp vận dụng để gia tăng năng suất và kiểm soát chất lượng mà còn có thể kết hợp với nhau để đổi mới các hoạt động của doanh nghiệp từ phân tích hành vi của khách hàng, sáng tạo sản phẩm mới, quảng bá sản phẩm, tư vấn trực tuyến, kiểm soát sản xuất và chất lượng tự động, quản lý tài chính, làm việc từ xa...
Thông qua đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng khâu tiêu thụ sản phẩm và chính sách hậu mãi.
Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng hành lang pháp lý, đưa ra các chương trình hỗ trợ hoạt động đổi mới khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Cụ thể, là đã kết nối nhiều nguồn cung và cầu công nghệ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong quá trình đàm phán chuyển giao công nghệ, đã có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như: Tư vấn công nghệ, các vấn đề pháp lý, kết nối nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Nhiều công nghệ sau khi được chuyển giao đã phát huy hiệu quả, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
Tuy nhiên, kết quả đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vẫn còn thấp, nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trong khi cơ chế tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh vốn vay và các hỗ trợ khác chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ chưa thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo