Nữ doanh nhân

Bà chủ của Mỹ thuật Gia Long nỗ lực góp sức thực hiện cho kinh tế xanh

DNVN - Kinh tế xanh là xu thế tất yếu của các quốc gia nhằm phát triển bền vững, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực góp sức thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Dược sĩ Lê Ngọc Quỳnh: Ra mắt thương hiệu mỹ phẩm riêng vì tình yêu với con gái nhỏ / Nữ doanh nhân du lịch Hoàng Lê Na: Khát vọng vươn lên từ tuổi thơ nghèo khó

Nữ doanh nhân Lâm Thụy Nguyên Hồng, giảng viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM và bà chủ của Công ty cổ phần Mỹ thuật Gia Long.

Nữ doanh nhân Lâm Thụy Nguyên Hồng, giảng viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM và bà chủ của Công ty cổ phần Mỹ thuật Gia Long.

Nữ doanh nhân Lâm Thụy Nguyên Hồng, giảng viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM và bà chủ của Công ty cổ phần Mỹ thuật Gia Long – cũng đang nuôi ước mơ xây dựng một doanh nghiệp hạnh phúc. Xa hơn là góp phần cho nền kinh tế xanh của Việt Nam, mục tiêu trong Tết Tân Sửu này chính là giải cứu hàng tấn nông sản của đồng bào khu vực Tây Nguyên, gửi trọn trong những hộp quà xanh.

Chào chị, chị luôn xuất hiện trong những thời điểm “hot”. Nếu tháng 8 vừa rồi, chị trình làng những lồng đèn sáng tạo cho một mùa Trung thu ấn tượng cho trẻ, thì dịp Tết này, chị đã kịp “bung lụa” những hộp quà xanh? Ý tưởng này của chị bắt đầu từ đâu?

Chị Lâm Thụy Nguyên Hồng: Như bạn cũng thấy, Covid 19 đã làm cho nền kinh tế của chúng ta “chững” lại như thế nào? Nông sản xuất khẩu khó khăn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản. Bà con nông dân được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Chúng ta liên tục có rất nhiều đợt giải cứu: Chuối, thơm, dưa hấu và gần đây là thanh long… Những công ty, doanh nghiệp chế biến thực phẩm cũng có cách để “giải cứu” nông sản, vậy, với tư cách làm chủ doanh nghiệp sáng tạo, mỹ thuật, tôi cũng tự hỏi, mình cần phải làm gì chia sẻ cho cộng đồng?

Bản thân tôi, là chủ một doanh nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo, trong những buổi kết nối với bạn bè, đối tác, ý tưởng “giải cứu” nông sản cho đồng bào khu vực Tây Nguyên, Bảo Lộc, Lâm Đồng lóe sáng trong tôi. Thay vì, hàng năm, tôi cùng bạn bè, đồng nghiệp làm những chuyến thiện nguyện về đây tặng quà, thì tại sao, cũng là một cách làm thiện nguyện, tôi không cùng họ giải cứu nông sản để ai cũng có một cái tết ấm cúng?.

Từ ngày thành lập công ty đến nay, 18 năm làm chủ, cũng là 18 năm, tôi không ngừng học hỏi, thay đổi mình, thay đổi đồng nghiệp nhân viên, lý tưởng chúng tôi là trở thành một doanh nghiệp hạnh phúc. Điều đó có nghĩa là gì, tôi hạnh phúc, mọi người hạnh phúc và tôi cũng muốn lan tỏa những giá trị tích cực đó đến với mọi người. Khi tôi quyết định đầu tư, hợp tác chế biến nông sản với vô số các loại mứt sạch, từ các loại quả: Táo xanh, atiso, gừng, cà rốt, thì nhân viên của tôi cũng “hoang mang”. Nhỡ đâu, mứt không bán được thì thế nào?

Nhưng tôi cho rằng, mọi thứ đều có sự kết nối từ vũ trụ và duyên lành đến khi tôi gặp được rất nhiều người cũng muốn chia sẻ với đồng bào như mình. Thật ra, tôi đã có chủ trương, các loại mứt này, hạn dùng cũng cả năm, không chỉ được “bung lụa” trong các hộp quà tết, mà nó còn có nhiều thời gian đến với người tiêu dùng trong năm, tại nhiều kênh như siêu thị, chợ, hội chợ, hội nghị. Nếu đã nghĩ đến những nỗi “sợ hỏng, sợ khó” thì tôi đã không làm.


Thay vì dừng lại ở việc chỉ bán mứt, chị đã cùng đồng nghiệp sáng tạo ra một hộp quà xanh rất sáng tạo và có ý nghĩa? Chị có lý do riêng cho việc này?

Việc sáng tạo, đi liền với tôn chí kinh doanh, điều hành công ty Gia Long trong hơn 18 năm qua của tôi. Cũng một phần do tính cách, đặc thù nghề nghiệp là một giảng viên mỹ thuật nữa. Khi điều hành công ty, ngoài năng lực trong thiết kế, tôi còn không ngừng tham gia rất nhiều các khóa học. Những khóa học đó đã giúp tôi “thức tỉnh” trong nhận thức, trong tư duy, trong việc hợp tác, điều hành và sống hạnh phúc hơn. Hộp quà, theo tôi, ngoài việc, đẹp về phần hình thức, tôi còn muốn các bạn sáng tạo hơn nữa trong việc thiết kế.

Thiết kế ấy, mang lại những giá trị như thế nào, nhất là khi trái đất của chúng ta ngày càng bị đe dọa, khi những rác, nilon xả ra ngày càng nhiều hơn, khi môi trường sống ngày càng kém xanh. Vậy thì, không chỉ làm một hộp quà đựng bánh mứt, chào bán, rồi hết một mùa Tết, các hộp quà ấy, được thiết kế, được hoàn thành với rất nhiều sáng tạo, nỗ lực trở thành “rác” khiến tôi trăn trở nhiều hơn. Tôi muốn nhân viên của mình, cùng động não, sáng tạo hết sức để hộp quà không còn đơn thuần là một hộp quà. Phải tìm cách “tái sử dụng” để hạn chế rác thải ra môi trường sống của chúng ta.


Hộp quà xanh của chị khác biệt như thế nào so với các hộp quà trình làng bên ngoài?

Cụ thể, chúng tôi mang đến thị trường hơn 12 mẫu hộp quà tặng có khả năng tăng vòng đời cho sản phẩm. Nắp hộp được thiết kế tranh hoa 3D theo chủ đề Xuân, các cánh hoa được thiết kế tinh tế, làm từ xà phòng có mùi thơm dịu nhẹ. Người nhận được hộp quà Tết Xanh của chúng tôi sau khi thưởng thức bánh mứt sản xuất theo tiêu chuẩn sạch bên trong, có thể tái sử dụng nắp hộp làm tranh trang trí. Phần thân hộp được thiết kế tái sử dụng làm khay chứa đa năng, giúp người dùng đựng các vật dụng nhỏ gọn gàng ngăn nắp thay vì thải ra môi trường như những vỏ hộp thông thường. Đáng chú ý, giá thành cho giải pháp quà tặng này vừa vặn với ngân sách chi dùng cho quà tặng trong dịp Tết của người Việt Nam.

Hơn 18 năm kinh doanh trong lĩnh vực giải pháp quà tặng, đây là năm đầu tiên chúng tôi mạnh tay đầu tư ứng dụng triết lý xanh vào những giải pháp tiêu dùng bền vững.

“Sẽ mất nhiều thời gian để hình thành thói quen tái sử dụng cho người dùng. Chúng tôi đầu tư nhiều cho công tác thiết kế, nghiên cứu vật liệu bởi những sản phẩm quà tặng này sẽ là vật chứng truyền thông hữu ích, phát đi thông điệp cổ vũ sống xanh để cả người biếu và người nhận đều cảm thấy tự hào về món quà của mình. Sản phẩm phải đẹp, hợp thị hiếu thì người dùng mới giữ lại để kéo dài vòng đời sản phẩm”.


Thưa chị, khi kinh tế, và một mùa Tết có hơi hướng “ảm đạm” như hiện nay, và hộp quà xanh của chị liệu có được “đón nhận” như chị kỳ vọng?

Tại Việt Nam, chưa bao giờ thị trường tiêu dùng mùa Tết thôi sôi động. Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel ghi nhận, trong dịp đặc biệt này, người Việt tiêu dùng nhiều hơn. Trong đó, cứ 3 đồng chi phí vào dịp Tết, có 1 đồng được chi cho quà tặng. Và trong 5 người, có 4 người được nhận quà là hàng tiêu dùng nhanh dịp Tết. Đây là thời gian tiêu dùng tăng đột phá, cũng là thời gian rác thải từ những sinh hoạt lễ hội, sum họp nhiều nhất trong năm. Căn cứ chính xác vào nhu cầu của khách hàng, nên tôi tin rằng, hộp quà Xanh của tôi sẽ là “nguồn cảm hứng lan tỏa” ý thức xanh đến cộng đồng.

Thế nhưng, làm thế nào để vận hành xu hướng xanh phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh, điều kiện, không gian mà không phải gây cản trở hay mất nhiều thời gian và chi phí lại là một câu hỏi lớn. Ai ai cũng hiểu và đâu đâu cũng mong muốn góp phần trong việc bảo vệ môi trường và cho rằng đó là việc quan trọng. Không biết rằng, chỉ với những thay đổi nhỏ trong thói quen, tiết giảm tiêu dùng, khai thác hết các công năng của sản phẩm cũng đã góp phần trong việc chung tay bảo vệ môi trường.

Hơn nữa, tôi còn có chút “tham vọng” khi trình làng những sản phẩm này, ngoài nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm cổ vũ cho việc tiêu dùng bền vững bằng cách đưa ra các giải pháp sáng tạo giúp hình thành thói quen tiêu dùng xanh. Đó là lý do Ikachi, một thương hiệu giải pháp quà tặng của Công ty Gia Long, đã đầu tư thử nghiệm bộ sưu tập sản phẩm quà tặng Tết Xanh, dựa trên các tiêu chí thiết kế bền vững, đặt vấn đề môi trường làm trung tâm, cổ vũ lối sống xanh nhưng vẫn theo 4 tiêu chí F.A.C.T (công năng sử dụng, tính nghệ thuật, giá thành hợp lý và đáp ứng xu hướng tiêu dùng).

Với những gì đã và đang làm được trong năm 2020, mục tiêu năm 2021 của chị là gì?

Với tốc độ thay đổi của môi trường xã hội như hiện nay, đặc biệt tình trạng Covid-19 các nước vẫn chưa ổn định, nên chiến lược tập trung của năm 2021 của công ty là hướng đến cải thiện nội lực đặc biệt phát triển nguồn nhân sự từ tinh thần đến chuyên luôn để luôn đủ mạnh, linh hoạt, sáng tạo kịp thời thích ứng với các thách thức mới. Mỗi nhân sự sẽ có chiến lược huấn luyện riêng để phát huy tối đa sở trường và tiềm năng của mình.

Xây dựng hệ thống giải pháp quà tặng B2C tại các hệ thống nhà sách lớn như Fahasha, Phương Nam.

Tiếp tục phát triển kinh doanh theo Chiến lược Kinh doanh hạnh phúc bền vững 6P.

Chúng tôi sẽ tung ra 8 bộ đồ chơi đa trí thông minh dành cho ba mẹ dùng là công cụ để kết nối và giáo dục con của nhãn hàng HappyKibu,1 trong 3 thương hiệu của Công ty cổ phần mỹ thuật Gia Long vào tháng 3 tới đây.

Đặc biệt mùa Tết và mùa Trung Thu 2021 sẽ tập trung ra đời những sản phẩm hướng đến thiết kế bền vững thân thiện môi trường tiếp tục truyền thông và lan tỏa thông điệp xanh.

Xin cảm ơn chị!

Hồ Ngọc (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo