Nữ doanh nhân

CEO – COACH Nguyễn Thị Thu Hiền: Đào tạo là “bệ phóng” phát triển doanh nghiệp

DNVN – Dù mới đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban Đào tạo HH DN tỉnh Lâm Đồng, nhưng CEO-CAOCH Thu Hiền đã để lại nhiều dấu ấn trong cộng đồng doanh nghiệp. Theo chị, đào tạo là một chiến lược đầu tư quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, là bệ phóng để phát triển doanh nghiệp. Chị đã dành cho Doanh nghiệp Việt Nam cuộc trò chuyện về vấn đề này.

Hàng trăm doanh nghiệp đối thoại với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng / Lâm Đồng: Đối thoại với lãnh đạo tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp đưa ra nhiều kiến nghị

Chào chị Nguyễn Thị Thu Hiền. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ II, bước sang nhiệm kỳ III, chị có thể điểm qua một số dấu ấn của Ban Đào tạo trong thời gian qua?

CEO – COACH Nguyễn Thị Thu Hiền: Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng được đánh giá là đã thể hiện tốt vai trò cầu nối giữa Doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Trong đó, chuỗi các hoạt động của Ban Đào tạo nhằm hỗ trợ, nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo “đòn bẩy” để phát triển doanh nghiệp.

Điển hình như Chương trình Đào tạo dành cho Chi hội Doanh nghiệp huyện Đơn Dương vào ngày 21/6/2019 đã thu hút hàng chục doanh nghiệp hội viên tham gia; Thông qua kênh đào tạo online “15 bí kíp giúp doanh nghiệp sống sót qua đại dịch Covid-19” vào tháng 3 - 4/2020 đã nhận được sự quan tâm tương tác của hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng...

Nguyễn Thị Thu Hiền, CEO ActionCOACH PRO, Trưởng Ban Đào tạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng.

Coach Nguyễn Thị Thu Hiền, CEO ActionCOACH PRO, Trưởng Ban Đào tạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng.

Có thể nói, Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu và đời sống. Trong đó, nhiều doanh nghiệp bị rơi vào tình cảnh khó khăn, hàng hoá ứ đọng, tồn kho, doanh thu sụt giảm, khó xoay sở về dòng tiền...; nhất là trong bối cảnh giãn cách xã hội hồi đợt dịch cuối năm 2019- đầu năm 2020. Nhưng nếu doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng, xem khó khăn chỉ là thử thách để các “thuyền trưởng” quyết tâm sinh tồn, tìm nhiều giải pháp tháo gỡ, khắc phục và vững tay chèo “vượt bão” an toàn, tận dụng thời gian đó để xốc lại tinh thần, nâng cao năng lực chuyên môn thông qua các kênh đào tạo, lớp đào tạo nhân sự... Chính giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như bộ khung xương sống của doanh nghiệp, giúp mỗi nhân viên “chung lưng đấu cật” sống cùng giá trị cốt lõi nỗ lực, cùng doanh nghiệp chia sẻ khó khăn.

Đến thời điểm này, hầu hết cộng đồng Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã gắng gượng để sinh tồn và nỗ lực phát triển, phục hồi hậu Covid-19, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần làm giàu quê hương, đất nước. Để làm được điều đó, ngoài nội lực của doanh nghiệp thì các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, sở ban ngành các cấp, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh (Ban Đào tạo Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng)... cũng đã “tiếp sức” để các doanh nghiệp thêm vững vàng vượt qua khủng hoảng do Covid-19 gây ra. Tất cả những điều này đều phụ thuộc vào các yếu tố cốt lõi, gồm: Năng lực xây dựng, quản trị, điều hành của Chủ doanh nghiệp, trình độ chuyên môn năng lực đội ngũ nhân viên… Do đó, cần thường xuyên trau dồi, bổ sung và nâng cấp.

Tuy nhiên, qua thực tiễn, Ban Đào tạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng nhận thấy, một số doanh nghiệp hội viên chưa nhạy với thông tin chúng tôi gửi qua kênh Chi hội trưởng các Chi hội Doanh nghiệp trực thuộc. Bên cạnh đó, sự đồng hành của Truyền thông là vô cùng quan trọng nhưng chưa được khai thác triệt để; nên hiệu ứng mang lại vẫn chưa đạt 100%.

Song song với hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt Covid-19, Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng cũng đã phối hợp cùng ActionCOACH PRO tổ chức toạ đàm chương trình hữu ích dành cho 120 chủ doanh nghiệp đại diện các Chi hội doanh nghiệp xoay quanh “Bí quyết xây dựng doanh nghiệp thành công”, với các nội dung chính, như: Tư duy đúng của nhân sự, 5 chiến lược gia tăng lợi nhuận hiệu quả, 4 trụ cột giúp doanh nghiệp vững mạnh…

Vậy theo chị, đâu là vấn đề “then chốt” giúp Doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn ra “biển lớn”?

Theo thống kê tại Việt Nam, số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra hơn 90% công ăn việc làm cho người lao động, với khoảng 60% GDP. Điều này khẳng định DNNVV đang là trụ cột chính trong nền kinh tế đất nước. Xác định rõ vị thế và tầm quan trọng ấy, thời gian qua, cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, giúp cộng đồng Doanh nghiệp, nhất là DNNVV, phát triển và vươn ra “biển lớn”.

Trong xu thế hội nhập, muốn thắng thế, vấn đề then chốt cần đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Gần đây, doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều bước đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên, trước sức ép hội nhập, vẫn còn nhiều bài toán cần được “giải mã”.

Coach Nguyễn Thị Thu Hiền tại buổi đào tạo doanh nghiệp cho các chủ doanh doanh nghiệp Hội viên thuộc Chi hội Doanh nghiệp Đơn Dương.

Coach Nguyễn Thị Thu Hiền tại buổi đào tạo doanh nghiệp cho các chủ doanh doanh nghiệp Hội viên thuộc Chi hội Doanh nghiệp Đơn Dương.

Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam (giai đoạn 2018-2019) đã có nhiều “khởi sắc”, tăng 10 bậc: Từ 77/141 năm 2018 lên 67/141 năm 2019 (xếp hạng tổng số 141 quốc gia). Với các chỉ số này, chúng tôi cho rằng, trong chuỗi những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn giải pháp có thể góp phần giải quyết, kích hoạt được cả 5 chỉ số trên cho doanh nghiệp, đó chính là hoạt động tái đào tạo, cụ thể gồm: Tái đào tạo nâng cao năng lực quản trị, điều hành cho chủ doanh nghiệp, CEO; Tái đào tạo đội ngũ quản lý cấp trung tại doanh nghiệp.

Không chỉ các CEO, các chủ doanh nghiệp cần tái đào tạo, mà chúng tôi còn cho rằng Năng lực của đội ngũ quản lý cấp trung trong doanh nghiệp cũng nằm trong mắc xích quan trọng tạo nên chuỗi giá trị của doanh nghiệp). Tái đào tạo tư duy, hành vi với người lao động, thái độ làm việc, giá trị cốt lõi của người lao động sẽ là nền tảng vững chắc cho chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Minh chứng cho hoạt động tái đào tạo đã làm nên những thay đổi, gia tăng năng lực cạnh tranh, bài bản hoá cho doanh nghiệp tại Lâm Đồng, điển hình như: Một doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ ở Lâm Đồng, xuất phát điểm ban đầu 60 nhân sự phục vụ hơn 20.000 lượt khách mỗi tháng. Sau 1 năm làm việc cùng CEO, tái đào tạo đội ngũ quản lý cấp trung, các quản lý bắt đầu làm việc với mục tiêu rõ ràng hơn, các cuộc họp định kỳ được hình thành với kịch bản họp ngắn gọn, trong thời lượng chỉ từ 15 - 45 phút mỗi cuộc họp thường xuyên hàng tuần, cùng với đào tạo thay đổi tư duy làm việc tích cực, lấy khách hàng làm trọng tâm, đào tạo kỹ năng cho quản lý liên tục.

Đồng thời, doanh nghiệp đã tăng trưởng doanh số lên 250% so với năm trước bằng cách tác động vào 1 chỉ số đơn giản nhất, nhỏ nhất trong bản đồ cấu thành doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ê kíp quản lý cấp trung được quan tâm nhiều hơn, các vai trò vị trí càng lúc càng rõ nét, cơ cấu lương thưởng phúc lợi phát huy hiệu quả tốt cho nhân sự. Như vậy, hoạt động tái đào tạo đã giúp Doanh nghiệp thực sự có nhiều thay đổi hiệu quả và hoạt động, tổ chức được bài bản hơn rất nhiều.

Để hoạt động đào tạo, tái đào tạo thực sự là “bệ phóng” phát triển doanh nghiệp, Ban Đào tạo cần thực hiện những giải pháp nào trong thời gian sắp tới, thưa chị?

Bản thân tôi là một chủ doanh nghiệp và cũng là một Nhà huấn luyện - đào tạo doanh nghiệp nên có điều kiện thấu hiểu, đi sâu, đi sát cùng những kỳ vọng và trăn trở của doanh nghiệp. Đúc kết từ thực tiễn đó, tôi xin đưa ra 5 giải pháp trọng yếu, với hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp, hội viên phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Trước hết là cần tăng cường tổ chức các hoạt động đào tạo, tái đào tạo nâng cao năng lực quản trị, điều hành cho chủ doanh nghiệp và CEO với độ phủ ít nhất 80% thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp được tham dự.

Sau đó, cần phối hợp với các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp để thực hiện các chương trình huấn luyện kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, triển khai công việc cho đội ngũ quản lý cấp trung của doanh nghiệp.

CEO - COACH Thu Hiền đào tạo cho Quản lý cấp trung của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

CEO - COACH Thu Hiền đào tạo cho Quản lý cấp trung của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, cần phối hợp với VCCI, Trung ương hội, các kênh truyền thông, mạng xã hội và các đơn vị liên quan, tổ chức cập nhật kiến thức Marketing, thương hiệu giúp doanh nghiệp nhận thức đúng và mạnh dạn đầu tư xây dựng thương hiệu, đặc biệt có sự đầu tư hợp lý, mạnh mẽ vào kênh online, khuyến khích doanh nghiệp năng động trong kinh doanh, nhất là trong giai đoạn 4.0 này.

Ngoài ra, cũng cần phối hợp với các tổ chức khác, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp kiến thức và nền tảng để số hoá doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ được đưa lên nền tảng Internet, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ.

Cuối cùng, cần đưa chỉ số tham gia đào tạo của hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng trở thành một trong những chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của Chi hội và hội viên; nhằm phát huy tinh thần “học, học nữa, học mãi” luôn hiện hữu trong mỗi doanh nhân, mỗi chủ doanh nghiệp để không ngừng nâng cao, đổi mới và phát triển bản thân, doanh nghiệp.

Xin cảm ơn Chị!

Tâm An (Thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm