Đòi công bằng cho nhà khoa học trẻ
Tại buổi đối thoại mở giữa Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nhân Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam lần đầu tiên (18/5), đại diện nhiều thế hệ nhà khoa học lên tiếng cần có sự đối xử công bằng với các nhà khoa học trẻ.
Nhiều sinh viên giỏi từ chối ở lại
Ngay đầu buổi đối thoại, GS Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nêu thực tế, nền KHCN Việt Nam chỉ phát triển khi tạo được tương lai cho các nhà khoa học trẻ. Hiện nay, nhiều bạn trẻ có tâm huyết nghiên cứu nhưng cần nhu cầu về nhà ở. Có an cư mới lạc nghiệp. Tại sao chúng ta có chính sách xây nhà cho sinh viên, cho công nhân nhưng lại không có chính sách cho nhà khoa học trẻ. “Nếu chúng ta không có chính sách đặc thù thì không thể hy vọng vào sự phát triển của các nhà khoa học trẻ”, vị GS kỳ cựu nói.
GS Nguyễn Hữu Việt Hưng (khoa Toán, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội), người vừa giành giải thưởng Tạ Quang Bửu kể, 40 năm trước, khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi được giữ lại trường làm giảng viên. Đó là một vinh dự tột bậc, không ai trong số chúng tôi từ chối vinh dự ấy nhưng bây giờ số người từ chối cái mà tôi vẫn muốn gọi là vinh dự ấy lại khá nhiều. Ông kể thêm, năm gần đây tôi có mời một số sinh viên giỏi ở lại trường nhưng nhiều người từ chối. Điều đó chứng tỏ tiền lương, đãi ngộ cho các nhà khoa học trẻ hiện nay không duy trì được cuộc sống. Mức lương cho một người tốt nghiệp đại học là hơn hai triệu đồng, lương tiến sỹ khoảng 3,5 triệu đồng trong khi các quốc gia bên cạnh Việt Nam, đầu tư cho khoa học gấp vài chục đến vài trăm lần.
Một nhà khoa học trẻ tham gia đối thoại thẳng thắn nêu, cái quan trọng nhất với các nhà khoa học trẻ hiện nay không chỉ là chính sách đãi ngộ mà còn là sự công bằng trong việc tiếp cận với các đề tài, dự án cũng như nguồn tài trợ, nguồn ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học.
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Bá Ân (Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nói, cái cần của các nhà khoa học trẻ hiện nay không phải là sự ưu tiên mà là sự công bằng. Trước đây chỉ các nhà khoa học, uy tín mới được nhận đề tài, dự án.
Sự công bằng mới trên lý thuyết
Trả lời các vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho hay, ông tán đồng quan điểm các nhà khoa học trẻ cần sự công bằng chứ không phải sự ưu tiên. Bộ trưởng cho biết, Việt Nam đã có chính sách tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ. Khi việc tuyển chọn được thực hiện công khai, các nhà khoa học dù già, trẻ đều có quyền tham gia. Hội đồng tuyển chọn sẽ tìm ra người xứng đáng nhất. Như thế, cơ hội của người trẻ cũng như dành cho người già.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quân cũng thừa nhận, về mặt lý thuyết là bình đẳng nhưng nhiều cái không được bình đẳng, các nhà khoa học trẻ phải chịu thiệt thòi. Nhà quản lý hay có tâm lý chọn những người có kinh nghiệm, thành tựu và chức vụ để giao các đề tài, dự án nghiên cứu.
Ông Quân cho biết thêm, thời gian qua, Bộ KH&CN đã có chương trình khoa học công nghệ tiềm năng dành riêng cho các nhà khoa học trẻ nhằm giúp họ hoàn thiện, thương mại hóa sáng chế, sáng tạo của mình.
Cũng tại buổi đối thoại, nhiều nhà khoa học bày tỏ băn khoăn Việt Nam có nên đầu tư nhiều cho nghiên cứu cơ bản hay không? Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực này, nhất là với các ngành Việt Nam có thế mạnh trong khu vực và trên thế giới như vật lý, toán học.
Tiền Phong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức
AI khôi phục chân dung Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên, nhan sắc thế nào mà khiến ai cũng kinh ngạc
Có loài cá 'thần kỳ' ở châu Phi, có thể 'ngủ' suốt 5 năm ở đất cạn mà không ăn uống gì vẫn sống
Gia Cát Lượng có vai trò gì trong 'Tam Quốc Diễn Nghĩa'?
Tào Tháo bị mặc bệnh 'khó nói' nên có sở thích cướp vợ người khác, đặc biệt là góa phụ?
Cột tin quảng cáo