"4 nên, 3 tránh" khi uống nước ép trái cây để nhận tối đa lợi ích, hạn chế gây hại cho sức khỏe
Quả cam - Người bạn của sức khỏe / Tổng hợp những cách trị tàn nhang hiệu quả nhất từ thiên nhiên
Chuyên gia dinh dưỡng Yang Zhexiong (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết:“Trái cây là một trong những thực phẩm tự nhiên lành mạnh nhất chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trái cây gồm vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi khác. Vì vậy, khi uống nước ép trái cây, chúng ta cũng phần nào nhận được các chất dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe”.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng uống nước ép trái cây cũng cần đúng cách mới tận dụng được tối đa lợi ích, dinh dưỡng. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi uống nước ép trái cây mà không hề biết, dẫn tới vừa lãng phí lại gây hại cho sức khỏe.
4 điều nên làm khi uống nước ép trái câyTheo bác sĩ Yang Zhexiong, có 4 việc chúng ta nên làm khi uống nước ép trái cây, đó là:
Chú ý đến số lượng quả dùng làm nước ép
Mặc dù trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể con người nhưng ăn quá nhiều cũng không có lợi, thậm chí có thể gây béo phì. Bác sĩ Yang Zhexiong dẫn chứng rằng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc) khuyến cáo người lớn nên tiêu thụ 2 - 3 khẩu phần trái cây mỗi ngày (cỡ khoảng 2 - 3 nắm tay), vì vậy bạn nên đo lượng trái cây thêm vào khi làm nước ép.
Nên chọn loại quả ít ngọt và hạn chế thêm đường khi chế biến nước ép trái cây để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)
“Chưa kể, việc dùng nhiều trái cây để làm nước ép có thể khiến tổng lượng đường tăng theo tổng lượng nước ép, ngay cả khi bạn không thêm đường. Điều này không tốt cho sức khỏe cũng như cân nặng”- ông nhắc nhở.
Thời điểm tốt nhất để uống nước ép trái cây
Bác sĩ Yang Zhexiong chia sẻ:“Về cơ bản, nước ép trái cây tốt và lành tính nên bạn có thể sử dụng nó vào nhiều thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, buổi sáng được cho là thời điểm tốt nhất để bạn uống nước ép trái cây. Dù vậy, vẫn nên lót dạ nhẹ hoặc ăn sáng trước khi uống, không uống nước ép khi bụng rỗng, nhất là nếu nó làm từ loại quả có vị chua, tính axit cao. Không nên uống nước ép sau 8 giờ tối để tránh gây gánh nặng cho dạ dày và tăng cân.
Đặc biệt, nên uống nước ép trái cây càng sớm càng tốt sau khi chế biến xong và tốt nhất là chỉ uống chúng trong thời gian tối đa 2 giờ sau khi ép xong. Tuyệt đối không để nước ép qua đêm, ngay cả khi bạn đóng nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh”.
Lựa chọn loại quả thích hợp và hạn chế thêm đường
Như bác sĩ Yang Zhexiong đã nói, việc hấp thụ nhiều đường từ nước ép trái cây không tốt cho sức khỏe và ngoại hình. Vì vậy, ông khuyên nên lựa chọn các loại trái cây ít đường và hạn chế tối đa việc thêm đường hay mật ong, các chất tạo vị ngọt khác vào nước ép của bạn. Nếu là người hảo ngọt, bạn có thể ưu tiên các trái cây có sẵn vị ngọt vừa như cam, dâu… Đương nhiên, trái cây mọng nước bao giờ cũng là lựa chọn tuyệt vời hơn khi muốn làm nước ép.
Ngoài ra, ông nhắc nhở rằng việc thêm đường có thể làm thay đổi hoặc giảm hương vị vốn có của các loại nước ép. Nếu muốn tăng hương vị cho đa dạng, hãy tìm hiểu và kết hợp nhiều loại trái cây với nhau, ví dụ cách kết hợp trái cây ngọt với trái cây chua để có đồ uống ngon và tốt mà không cần thêm đường.
Bổ sung chất đạm, chất xơ hợp lý khi uống nước ép trái cây
Nước trái cây được hấp thụ nhanh chóng và có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, khiến bạn buồn ngủ. Vì vậy, bác sĩ Yang Zhexiong khuyến nghị nên bổ sung thêm chất đạm như sữa chua, yến mạch, bột protein… để tăng thêm hương vị và giúp dinh dưỡng cân bằng hơn. Hoặc bạn nên đảm bảo cơ thể có đủ đạm, cả đạm thực vật và động vật hợp lý khi uống nhiều nước ép trái cây. Đừng dùng đồ uống này giảm cân một cách cực đoan.
Một lưu ý nữa là nếu uống nước ép trái cây thường xuyên thì bạn cũng nên chú trọng bổ sung chất xơ từ các nguồn thực phẩm khác. Điều này giúp hạn chế tác hại của việc tăng lượng đường và tốt cho tiêu hóa. Đơn giản như việc kết hợp uống nước ép với ăn trái cây nguyên miếng, thêm một chút bã trái cây sau khi ép vào nước ép khi uống.
Nếu muốn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ nước ép trái cây, tránh gây hại cho sức khỏe, hãy nhớ 3 điều cần tránh khi dùng loại đồ uống này:
Uống quá nhiều nước ép, dùng thay thế trái cây tươi
Nước ép trái cây không mang đến giá trị dinh dưỡng cao như khi ăn trực tiếp. Một số loại trái cây sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng khi bị ép thành nước. Chưa kể dùng nước ép thay thế trái cây tươi còn làm giảm lượng chất xơ. Bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng cách ép một vài loại hoa quả cùng nhau nhưng tốt hơn hết là nên ăn trái cây trực tiếp.
Các nghiên cứu cho thấy những người uống một hoặc nhiều ly nước ép trái cây mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 21%. Trẻ em có hệ tiêu hóa còn non nớt dễ không dung nạp đường fructose, làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy.
Không nên uống nước ép trái cây vô tội vạ, nước ép để lâu ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)
“Vì trái cây có chứa đường fructose và đường fructose trong trái cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn bằng cách ép trái cây thành nước trái cây. Chất lỏng được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn chất lỏng, huyền phù và chất rắn, vì vậy một khi trái cây được ép trái cây, đường fructose sẽ được hấp thụ nhanh hơn và nhiều hơn”- bác sĩ Yang Zhexiong giải thích.
Pha nước ép trái cây với một số đồ uống khác
Theo bác sĩ Yang Zhexiong:“Không hiếm trường hợp pha trộn nước ép trái cây với nhiều loại đồ uống khác theo sở thích. Ví dụ pha nước ép trái cây với rượu bia, nước ngọt, nước tăng lực, sữa… Không kể tới hương vị bị thay đổi, nếu pha trộn mà không có kiến thức dễ gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc”.
Ví dụ việc pha nước ép trái cây với sữa - một cách làm phổ biến - được ông giải thích:“Hàm lượng axit tartaric trong trái cây với protein trong sữa khi pha trộn với nhau dẫn đến gây trở ngại cho quá trình hấp thụ. Có thể sự kết hợp này còn gây ra đau bụng, đi ngoài đối với những người có dạ dày yếu. Do đó, việc uống sữa và nước ép trái cây cần có sự tách biệt với nhau, ít nhất là 30 phút”.
Dùng thìa kim loại khuấy hoặc hâm nóng nước ép trái cây
Hâm nóng nước trái cây sẽ làm các loại vitamin và khoáng chất dễ bốc hơi, nước ép sẽ dễ dàng mất đi một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin C. Chưa kể, việc hâm nóng còn khiến nước ép trái cây bị giảm, thậm chí biến đổi hương vị theo hướng tiêu cực.
Tương tự, bác sĩ Yang Zhexiong nhắc nhở rằng khuấy nước trái cây bằng thìa kim loại cũng làm giảm dinh dưỡng.“Điều này sẽ dẫn đến phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất, đặc biệt sẽ làm phân hủy nhiều loại vitamin mà chủ yếu là vitamin C”,ông cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người