Đời sống

"7 không" cần tuân thủ khi ăn quả hồng, nên biết để khỏi mang họa vào thân

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu ăn quả hồng không đúng cách có thể đẫn tới nguy hiểm sức khỏe.

Muốn salad thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại giảm cân hiệu quả, đừng bỏ qua 3 "thực phẩm vàng" sau / 5 thực phẩm tưởng bổ dưỡng nhưng dễ hại gan khủng khiếp, người Việt vẫn thích ăn mỗi ngày

1. Không ăn lúc đói

Quả hồng chứa nhiều tanin và pectin. Nếu ăn lúc đói, các chất này sẽ kết tụ lại thành cục ở những kích thước khác nhau dưới tác dụng của axit dạ dày. Những khối này nếu không xuống được ruột non sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi.

Sỏi nếu không được đào thải sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa khiến người bệnh gặp các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

2. Không ăn vỏ hồng

Tanin của quả hồng tập trung chủ yếu ở phẩn vỏ. Do đó, bạn không nên ăn vỏ hồng để tránh hình thành sỏi trong dạ dày.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Không ăn hồng cùng lúc với cua

Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, không nên ăn cùng nhau.

Theo y học hiện đại, các loại thủy hải sản như tôm, cua, cá đều giàu protein không nên ăn cùng với các thực phẩm chứa nhiều tanin như hồng. Dưới tác động của tanin, protein bị kết tủa, hình thành sỏi trong da dày.

4. Không ăn hồng cùng lúc với thịt ngỗng

 

Giống như với cua, thịt ngỗng cũng chứa nhiều protein. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

5. Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và các thực phẩm nhiều tinh bột nói chung không nên ăn chung với hồng. Bởi sau khi ăn những món này, dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng axit lớn. Nếu ăn thêm một vài quả hồng sẽ tạo ra kết tủa dưới tác động của axit trong dạ dày.

Các chất kết tủa này ở cùng nhau sẽ sinh ra sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, vừa khó đào thải, lâu dần dễ tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.

dai-ky-khi-an-qua-hong-02
Ảnh minh họa.

6. Không ăn hồng khi uống rượu

 

Theo Đông y, hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Uống rượu sẽ kích thích bài tiết đường ruột. Trong khi đó, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài. Thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng tắc ruột.

7. Không ăn hồng khi bị tiểu đường, tiêu hóa kém

Quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Do đó, đây là loại quả không thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.

Hồng có tính hàn, do đó những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn.

Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không nên ăn hồng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm