Đời sống

'Cha ở ác với mẹ, em không cần cha nữa'

Dì tôi là giáo viên tiểu học. Chồng dì kinh doanh nhà hàng tiệc cưới. Ông cặp bồ với nhân viên, dì phát hiện. Sự việc không thể chấm dứt nên họ ly hôn, lúc đứa con trai lên bảy tuổi.

Đọc tính cách phụ nữ cực chuẩn xác qua vị trí nốt ruồi trên cơ thể / Lươn om chuối nghệ chuẩn vị mẹ nấu cho ngày bận rộn

Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu sau đó không lâu em tôi phát bệnh tim, cần một số tiền lớn để phẫu thuật. Dì đã đem tất cả tài sản sau ly hôn đổi một căn nhà nhỏ cho hai mẹ con nương náu.

Lương giáo viên chỉ đủ sống qua ngày. Ông bà ngoại tôi làm ruộng, cũng chẳng dư dả gì. Không nhờ được ai, cuối cùng dì đành gõ cửa nhà chồng cũ. Ai cũng nói như thế rất hợp lý, vì cha lo cho con trong lúc hiểm nghèo là lẽ đương nhiên.

Em tôi phát bệnh tim, nhưng cha nó đã quay mặt. Hình minh họa

“Cô đã giành nuôi nó thì bây giờ đó là trách nhiệm của cô, kiếm tôi làm chi? Hằng tháng, tôi cấp dưỡng đầy đủ, phần còn lại tự cô phải tính”. Ông dượng lạnh lùng quát.

Dì xuống nước: “Nhưng số tiền lớn quá, tức thời em lo không kịp. Có bao nhiêu em đổ vô cái nhà hết rồi. Hay là anh cho mượn đỡ, rồi trừ dần vào tiền hằng tháng...”.

Điện thoại dượng reo. Ông nghe máy xong quay sang thông báo tỉnh bơ: “Vợ tôi gọi. Cô có giỏi thì qua mượn cô ấy. Đây là cái giá mà cô phải trả khi kiên quyết ly hôn. Trời phạt cô đó”.

Dì tôi gục mặt xuống bàn, òa khóc khi dáng người đàn ông từng gọi là chồng chưa kịp khuất. Cái kiểu nói đó, giống như bao nhiêu lỗi lầm cho sự tan vỡ đều bắt nguồn từ dì. Tôi chở dì về, an ủi, bàn tính chuyện bán nhà.

Sau một tuần, ông dượng đến thương lượng, vẫn kiểu đổ lỗi cho dì như trước. Ông ta ra điều kiện, nếu muốn ông lo tiền trị bệnh cho con thì dì phải làm giấy cam kết sau khi thằng bé khỏe mạnh, nó sẽ về sống chung với ba. Ông không giao dì tiền trợ cấp nuôi con nữa và dì cũng không được thăm nuôi gặp gỡ gì hết. “Đoạn tuyệt”. Ông dùng chính xác hai từ đó.

Ông ngoại tôi tức điên, bảo người cha tính toán và máu lạnh như thế cháu ông không cần nữa. Ông khuyên dì tôi dọn về ở cùng rồi bán nhà gấp.

Sóng gió rồi cũng qua. Con trai dì bây giờ đã học lớp Chín. Cũng cần nói thêm, sau lần bị ngoại tôi tống cổ khỏi nhà, ông dượng lặn mất tăm, không thăm con, tiền cấp dưỡng cũng không thấy.

Tôi nhiều lần khuyên dì phải đòi, vì đó là quyền lợi của em tôi và trách nhiệm của ông ấy. Nhưng dì nói, để lấy số tiền đó mà phải gặp gương mặt đáng ghét, dì thà không có còn hơn.

Tôi biết, sự khinh khi nhục mạ của người đàn ông xấu xa đó đã hằn sâu vào lòng dì. Từ một người chỉ biết dạy trẻ, dì tôi mày mò học buôn bán gạo. Khi tiệm gạo trở thành đại lý lớn, dì lại bắt tay học rang xay, pha chế cà phê theo công thức riêng.

Tôi hỏi em muốn gặp ba một lần không, thằng em nói ngay: “Ổng ở ác với mẹ, em không cần”. Dì tôi nghe được, chỉnh ngay: “Ba con không được tốt với mẹ, nhưng đó là người sinh ra con, con phải hiếu thảo”.

 

Một ngày, khi em đi học về, ba nó xuất hiện. Ông ngồi nói chuyện với dì rất lâu. Cuộc hôn nhân sau của ông không hạnh phúc nên đã chia tay. Bây giờ, ông muốn chuộc lỗi, bù đắp cho con.

Dì tôi là người dễ cảm thông, sụt sùi nước mắt. Dì đồng ý cho chồng cũ tái thực hiện nghĩa vụ với con. Tưởng đâu mọi việc êm xuôi, nào ngờ đứa con kiên quyết khước từ: “Ngày xưa, ba thà để con chết chứ không lo. Bây giờ, con và mẹ không cần ba nữa”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm