Đời sống

"Ôm nợ" vì xuất khẩu lao động

Với mức lương quá thấp, thậm chí thấp hơn ngày công đi làm thuê tại địa phương đã cho thấy xuất khẩu lao động không mang lại hiệu quả mà khiến nhiều người dân "ôm nợ".

Lợi ích sức khỏe của ớt đỏ bạn nên biết / Vì sao không nên cho muối vào chảo rau đang xào

Căn nhà nhỏ của gia đình Mí Sun (xã EA Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), mùa nắng thì nóng như đốt, mùa mưa thì dột. Chồng của Mí Sun đã quyết định chọn con đường xuất khẩu lao động với hy vọng tích góp được tiền để xây nhà mới.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Gia đình vay 28 triệu đồng để làm chi phí và thêm một khoản tiền vay "nóng" khác để vợ ở nhà trang trải cuộc sống gia đình. Trước đó, công ty môi giới cam kết, thu nhập của chồng Mí Sun khoảng 9 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, sau 8 tháng làm việc, chồng Mí Sun phải về nước trước hợp đồng do lương quá thấp. Xã Ealam, còn có nhiều trường hợp khác cũng bỏ về nước.

Ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cho đến nay có 41 lao động tham gia xuất khẩu lao động chủ yếu ở thị trường Malaisia. Mức lương khoảng 6 triệu đồng Việt Nam và cộng thêm tiền tăng ca khoảng 9 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, sau khi trừ chi phí sinh hoạt, mỗi người thu nhập khoảng 2-4 triệu đồng. Với mức lương này, nhiều lao động bỏ về trước thời hạn. Điều này đồng nghĩa, họ trở thành con nợ khi trở về địa phương.

Mỗi lao động đi xuất khẩu phải vay tiền nhà nước, bán bò để làm chi phí và cả vay nóng để vợ con chi tiêu trong thời gian đầu. Tuy nhiên, với mức lương quá thấp, thậm chí thấp hơn ngày công đi làm thuê tại địa phương đã cho thấy xuất khẩu lao động không mang lại hiệu quả mà người dân còn ôm nợ. Từ thực tế, lao động tự ý bỏ về nước ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, các cơ quan chức năng và cả người lao động cần tìm hiểu thị trường, đối tượng lao động, ngành nghề trước khi đưa đi xuất khẩu lao động để người nghèo có thu nhập tốt hơn.

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm