'Quái vật đại dương' ở sâu 1.000 mét dạt vào bờ biển: Sở hữu 'hành vi tình dục' dị tột bậc trong giới tự nhiên
Loài kiến có bộ hàm 'quái vật', đóng mở nhanh gấp 5.000 lần một cái chớp mắt / Thêm bằng chứng về việc tồn tại quái vật hồ Loch Ness
Tin tức trên tờ The Guardian (Anh) cho hay, một ngư dân Mỹ tên là Ben Estes đã nhìn thấy xác của một con cá "quái vật" có hình dạng kỳ dị và cực kỳ hiếm trôi dạt vào bờ biển ở Crystal Cove State Park, hạt Orange, bang California, Mỹ.
Tờ báo Anh xác định, con cá này chính thuộc loài Anglerfish nổi tiếng - hay còn gọi là Cá cần câu, Cá câu biển sâu (danh pháp: Lophiiformes). Chúng cực kỳ hiếm gặp (kể cả là khi con người đi cùng tàu lặn xuống đáy biển) vì loài cá này sống ở vùng nước sâu hàng nghìn mét, tối tăm và lạnh giá.
"Chính xác thì làm thế nào mà con cá cần câu trôi dạt vào bờ biển Mỹ với hình dạng nguyên vẹn như thế là một điều chưa ai giải thích được" - Nhân viên thuộc Crystal Cove State Park cho biết.
Hơn 200 loài cá cần câu được tìm thấy trên toàn thế giới, và các quan chức công viên xác định rằng xác con cá trong trường hợp này rất có thể là Cá bóng đá Thái Bình Dương (danh pháp: Himantolophidae), thuộc Anglerfish.
Loài cá này sở hữu 2 đặc điểm khá kỳ dị mà các nhà khoa học nắm được cho đến nay:
1. Tên gọi Cá cần câu xuất phát từ đặc điểm săn mồi độc đáo bậc nhất trong tự nhiên
Trên đầu chúng có một mấu thịt phát triển từ đầu cá (gọi là Asca - một cơ quan phát sáng, giống như cái đèn). Cái đèn Asca này lại nằm ở đầu của tia vây lưng gọi là Illicium (nghĩa là "cần câu"). Tất cả, kết hợp lại hoạt động như mồi câu.
Sở dĩ chúng làm vậy là vì, ở độ sâu 1000 mét dưới đáy đại dương, ánh sáng Mặt Trời không thể lọt xuống. Ở đó tối đen, lạnh giá và áp suất nghiền nát nhiều thứ. Chút ánh sáng sinh học phát ra từ cá cần câu dễ dàng thu hút con mồi "ngây thơ".
Khi con mồi tiếp cận, bộ răng sắc nhọn tựa "quái vật Amazon" Piranha sẽ làm phần việc còn lại - Kết liễu con mồi trong nháy mắt.
Mô tả về loài cá cần câu rùng rợn xuất hiện đáng nhớ trong bộ phim "Đi tìm Nemo" năm 2003. Ảnh: Pixar Animation Studios
2. Điều kỳ dị tiếp theo đến từ "hành vi tình dục" dị tột bậc trong giới tự nhiên
Các nhà khoa học cho biết, cá bóng đá Thái Bình Dương cái sở hữu kích thước cơ thể "siêu vượt trội" so với con đực: Con cái có cơ thể dài tới 60 cm, trong khi con đực chỉ dài 2,5 cm!
Và rồi chuyện gì đến cũng đến, con đực có hành vi ký sinh giới tính ở con cái.
"Con đực bám chặt vào con cái bằng răng của chúng và trở thành 'ký sinh trùng tình dục - sexual parasite', cuối cùng kết hợp với con cái cho đến khi không còn hình dạng gì ngoài tinh hoàn để sinh sản" - Các chuyên gia giải thích.
Hóa thạch của một loài cá câu biển sâu, Acentrophryne dolichonema. Ảnh: Peitsch & Shimazaki, Copeia, 2005
Mẫu vật bất thường trong trường hợp này có thể được chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles (Mỹ) để trở thành một phần trong bộ sưu tập của bảo tàng, theo The Guardian. Nó hiện đang được các quan chức của Cục Cá & Động vật hoang dã California nắm giữ, theo CNN.
Crystal Cove State Park cho biết: "Nhìn thấy loài cá kỳ lạ và hấp dẫn này là minh chứng cho sự đa dạng của sinh vật biển ẩn nấp dưới mặt nước trong các MPA (khu bảo tồn biển) của bang California".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh