Đời sống

'Thần dược' gừng tươi cho ngày mưa ấp áp

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

5 sai lầm khiến bạn tốn kém khi mua sắm thực phẩm online / Thực phẩm đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn được cho là mang lại nhiều công dụng sức khỏe trong những trường hợp như:

Khắc phục rối loạn dạ dày

Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

Ngộ độc thực phẩm

Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.Các vấn đề tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng gừng có thể hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

Rối loạn hô hấp

Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như l¬¬ạnh, ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở. Gừng rất hiệu quả trong việc loại bỏ chất nhầy từ cổ họng và phổi. Việc sử dụng mật ong và gừng trong điều trị các vấn đề hô hấp rất phổ biến tại một số nước Châu Á.

Phòng chống sỏi mật

Sử dụng gừng thường xuyên rất có lợi cho việc phòng, chữa sỏi mật. Sỏi mật hiện nay thường được điều trị bằng phẫu thuật và chưa có một thuốc đặc trị nào có hiệu quả.Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật.

Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc

Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Ảnh minh họa

Chống dị ứng

Gừng tác động giống chất kháng histamine và giúp trị các chứng bệnh dị ứng. Người có cơ địa viêm mũi dị ứng, thường bị hắt hơi dữ dội khi lạnh đột ngột. Khi bị hắt hơi hoặc có triệu chứng, các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng Histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần Cetirizin, 60 lần Fexofenadin). Đặc biệt, gừng an toàn cho người bệnh, không có tác dụng phụ (khô miệng ,chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng trên.

Giải toả stress

Nhờ chứa chất Cineole nên gừng có thể giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khoái. Gừng còn làm dịu cơn đau răng và sự khó chịu gây ra bởi nhiễm khuẩn phần trên của đường hô hấp, nhờ vào tính chất kháng khuẩn và chống nấm của nó.

Giúp kéo dài tuổi thọ

 

Các công trình nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng chất cay của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay. Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể vì vậy gừng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm