10 câu nói kinh điển của Khổng Tử, ngàn đời sau vẫn còn giá trị
Người mắc bệnh tim nên hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn / Cách làm bánh tai heo cực đơn giản
Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN), tên Khâu, tự Trọng Ni, người ấp Tưu, nước Lỗ cuối thời Xuân Thu.
Ông là người sáng lập ra Nho giáo, là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà chính vĩ thời Xuân Thu. Ông được mệnh danh là 10 đại danh nhân trong lịch sử thế giới, bậc thầy của mọi thời đại.
Dưới đây là 10 câu nói kinh điển của Khổng Tử, ngàn đời sau vẫn còn nguyên giá trị.
Ba người cùng đi, ắt có người là thầy mình, chọn cái tốt của họ mà học theo, cái chưa tốt của họ để sửa bản thân.
Ba người cùng đi với nhau, trong đó nhất định có thầy của mình. Mình chọn mặt tốt của người ấy để học tập theo, thấy mặt chưa tốt của người ấy thì đối chiếu lại bản thân mình, sửa chữa khuyết điểm của bản thân mình.
Quý nhân thì hào kiệt, kẻ ác thì phiền não
Quý nhân không có mặc cảm lúc thăng lúc trầm, tâm hồn luôn bình an, thoải mái, còn kẻ gian chỉ mưu cầu tư lợi, quan tâm đến được và mất nên luôn lo lắng.
Ảnh minh họa.
Người tài đức nhìn bản thân, kẻ tiểu nhân nhìn người khác
Người có tài thường nhìn vào bản thân để tu dưỡng và phát triển, còn kẻ tiểu nhân chỉ chăm chú săm soi người khác để đố kỵ, ghen tuông, không bao giờ trở thành người có tài được.
Với ba quân, có thể đoạt chủ soái của họ. Với trai nam nhi, không thể đoạt chí của anh ta được
Quân đội của một quốc gia có thể lấy đi chủ soái của họ, nhưng với trai nam nhi thì không thể cưỡng ép anh ta thay đổi chí hướng được. Người không có chí hướng thì mãi chỉ là kẻ tầm thường bất tài, không làm nên việc lớn.
Người trong bốn biển, đều là anh em
Khắp thiên hạ đều là anh em thân thích, biểu thị người trong thiên hạ đều tương thân tương ái, chung sống hòa thuận như anh em ruột thịt.
Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm
Khoa trương bản thân chưa bao giờ là một điều tốt và đúng đắn. Thay vì nói nhiều làm ít, hãy nói ít nhưng làm nhiều. Và sau khi có thành tựu mới bắt đầu nói về những thành tựu mình đã đạt được. Lúc bấy giờ, người khác không muốn tin tưởng và công nhận bạn thì cũng vẫn phải tin.
Thỏa mãn biết đủ thì luôn có được sự hài lòng
Khổng Tử nói: "Họa hại không gì lớn bằng không biết đủ, lỗi lầm không gì lớn bằng dục vọng ham muốn có được nhiều hơn. Thỏa mãn, biết đủ thì luôn có được sự hài lòng”.
Người biết đủ có thể không có nhiều tài sản, xe sang, hoặc tài khoản ngân hàng, nhưng họ hiểu được đạo lý "biết đủ" này, do đó họ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc.
Người giỏi dùng người thì biết đặt mình ở dưới người
Khổng Tử nói: "Người giỏi làm tướng thì không thể hiện uy vũ, người giỏi đánh trận thì không tức giận, người giỏi thắng địch thì không giao tranh với địch, người giỏi dùng người thì biết đặt mình ở dưới người. Đó gọi là đức không tranh, gọi là biết dùng sức của người, gọi là tương xứng với Trời, gọi là cảnh giới cao nhất của người cổ xưa".
Trị sửa người, thờ Trời, không gì bằng quý tiếc
Chỉ có quý tiếc thì nhân tâm mới sớm quy phục. Sớm quy phục gọi là coi trọng tích đức, coi trọng tích đức thì không việc gì mà không khắc phục được.
Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu
Nếu ai đó nói gì với bạn, hãy nghe rồi để đấy chứ đừng tin hoặc nói cho ai. Những gì mắt bạn đã chứng kiến thì hãy ghi nhớ, vì đấy là thông tin chính xác nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được