Đời sống

10 dấu hiệu bạn đang cố làm hài lòng người khác quá nhiều

Khi bạn cố gắng làm hài lòng người khác quá mức, bạn đang đặt nhu cầu của bản thân sang một bên, quên đi thời gian cá nhân và tự gây căng thẳng cho chính mình.

9 loại thực phẩm không bao giờ được ăn trên máy bay, bạn sẽ rùng mình khi biết lý do / 9X sinh con cho bạn trai nhưng nhất quyết không chịu cưới, lý do khiến ai nấy thở dài

1. Bạn thấy từ chối rất khó khăn

Bạn luôn giúp đỡ người khác vì không thể nói "không" với những yêu cầu này. Bạn sợ nếu mình từ chối, họ sẽ tức giận hoặc nghĩ rằng bạnkhông quan tâm đến họ. Việc phải nói lời từ chối khiến bạn thấy rấttội lỗi và khó chịu. Để tránh điều đó, bạn có xu hướng chấp nhận mọi thứ, thậm chí để người khác xâm phạm thời gian rảnh rỗi của mình.

Giải pháp:Hãy nhận ra sức mạnh của việc nói "không". Ban đầu điều này có thể khiến bạn thấy khó khăn song nó thực sự xứng đáng.Việc từ chối một việc gì đó liên tục làm bạn mất thời gian rảnh không khiến bạn trở nên ích kỷ.

2. Bạn muốn mọi người xung quanh quý mến mình

Đây là một đặc điểm khác khá phổ biến của những người thích chiều lòng người khác: Sợ bị từ chối.Bạn sợmọi người không thích mình, sợ họ để mình cô đơn. Do đó, bạn cố gắng làm mọi cách để ngăn chặn điều này xảy ra, thay đổi hành viđể mang lại lợi ích cho người khác, thậm chí để người kháclợi dụng mình.

Giải pháp:Hãy xemcó phải bạn đang bị thao túng tâm lý. Khi người khác biết bạn sẽ làm bất cứ điều gì cho họ, đa phần họ sẽ không ngần ngại tận dụng cơ hội này và thúc đẩy bạn làm mọi việc cho họ. Nếu bạn thấy hình ảnh của mình ở trong đó, tốt hơn hết là đặt bản thân và thời gian cá nhân của mình lên hàng đầu.

3. Cảm xúc tiêu cực của người khác ảnh hưởng đến bạn

Dù trong mối quan hệ nào, việc xảy ra xung đột là điều khó tránh khỏi song những người có xu hướng muốn làm hài lòng người khác không thể xử lý bất kỳ sự bất mãn nào ngay cả khi không phải về mình. Họ coi cảm xúc tiêu cực của những người xung quanh là dấu hiệu cho thấy sự không hài lòng với mình. Để thay đổi tình hình, họ sẽ nhận lỗi và đưa ra giải pháp khiến người khác vui vẻ.

Giải pháp:Hãy hiểu rằng xung đột là điều không thể tránh khỏi và có thể mang lạilợi ích. Mỗi người sẽ có cơ hội bày tỏ bản thân và nói về điều khiến mình bận tâm. Việc kìm nén cảm xúc của bản thân và của người khác là không lành mạnhvì tất cả chúng ta đôi khi chỉ cần được giải tỏa.

4. Bạn thấy tội lỗi và xin lỗi về mọi thứ, ngay cả khikhông cần thiết

10 dấu hiệu bạn đang cố làm hài lòng người khác quá nhiều - 1

Ảnh minh họa

Bạn có phải là người thường trực câu nói "Tôi xin lỗi" nếu có bất kỳ tình huống nào diễn ra không như dự kiến?Bạn luôn cố gắng nhận lỗi về mình và gánh chịu hậu quả với những mong bản thân trở nên thật tử tế và lịch sự. Nhưng cuối cùng, nó chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của bạn nhiều hơn và có thể trở thành thói quen không tốt.

Giải pháp:Hãy chú ý hơn đến những gì bạn làm, nói và cảm nhận. Hãy để lời xin lỗi trở về với ý nghĩa đúng đắn của nó.

5. Bạn đặt nhu cầu và mong muốn của mình sang một bên

Vì quá bận nghĩ đến cảm xúc của người khác nên bạn thường bỏ qua cảm xúc của mình. Bạn gạt nó sang một bên và quên đi điều mình thực sự muốn vào lúc này. Có lúc, bạn thậm chí không biết mình thực sự muốn gì, cảm thấy khó khăn để nói ra cảm xúc của bản thân và chọn điều tốt nhất cho mình.

Giải pháp:Hãy lắng nghe bản thân nhiều hơn, dành thời gian để tìm hiểu xem mình thực sự thích và muốn gì. Bạn có thể viết ra danh sách những ưu tiên của riêng mình,những điều khiến bạn hạnh phúc.

 

6. Bạn thích cho hơn nhận, dù điều đó khiến bạn mất đi sự thoải mái

Với những người luôn cố làm hài lòng mọi người, sự hy sinh vì lợi ích của người khác dường như đãtrở thành tiêu chuẩn. Bạn có thểbị mắc kẹt trong một mối quan hệ độc hại, nơi bạn cho đi nhiều hơn là nhận lại. Bạn có thể hy vọng rằng người khác sẽ chú ý và đánh giá cao điều đónhưng thực tế lại phũ phàng.

Giải pháp:Hãy suy nghĩ về các ưu tiên của bạn, quyết định điều gì là quan trọng hơn đối với bạn chứ không phải người khác. Bạn cũng có thể đặt ra giới hạn thời gian cụ thể để khi nào bạn sẵn sàng giúp đỡ người khác, đảm bảo dành sự ưu tiên cho các hoạt động và sở thích của riêng mình.

7. Bạn cảm thấy phải có trách nhiệm với cảm giác của người khác

10 dấu hiệu bạn đang cố làm hài lòng người khác quá nhiều - 2

Bạn dường như rất nhanh chóng nhận ra mọi cảm xúc và sự thay đổi tâm trạng của bạn bè và người thân, chúng khiến bạn lo lắng. Những khi căng thẳng, bạn thậm chí có thể tự trách mình vì đã không thể xoa dịu ai đó, không khiến họ trở nên vui vẻ. Bạn quên mất sự thật rằng mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm trong việc kiểm soát cảm xúc của chính mình.

 

Giải pháp:Bạn có thể cố hiểu cảm giác của người khác và điều họ muốnnhưng mỗi người đều phải có trách nhiệm với chính mình.

8. Bạn cố gắng hòa hợp với những người xung quanh

Những người thích làm hài lòng mọi người thường ngại thể hiện tính cách thực sự của mình. Thay vào đó, họ quyết định đi theo dòng chảy và thay đổi bản thân sao cho giống với mọi người. Họ nghĩ làm như vậy sẽ khiến những người xung quanh thích mình hơn và bầu không khísẽ trở nên thoải mái hơn.

Giải pháp:Hãy học cách là chính mình dù bạn ở bên bất kỳ ai. Bạn có thể có nhiều điểm tương đồng với những người xung quanh nhưng hãy cố nhận ra và tôn trọng sự khác biệt. Bạn là một, là riêng và là duy nhất. Có rất nhiều điều khiến bạn trở nên độc đáo và bạn không cần phải tìm cách che giấu chúng.

9. Bạn muốn người khác khen ngợi mình

 

Những người làm hài lòng người khác sẽ luôn tìm kiếm lời khen ngợi. Sự tán thành đó khiến bạn cảm thấy được yêu mến, thấy mình cần thiết và xứng đáng. Với bạn, nó thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao, cuối cùng khiến bạn cảm thấy hài lòng về bản thân mình.

Giải pháp:Đã đến lúc ngừng tìm kiếm sự công nhận từ phía bên ngoài. Hãy xem bạn đang làm gì để nhận được lời khen ngợi từ người khác: đăng thật nhiều lên mạng xã hội hay liên tục liên lạc với gia đình để nói về những thành tựu mới nhất của mình?Khi đã tìm thấy, bạn sẽ dần có thể phá vỡ hành vi này.

10. Bạn không thừa nhận khi cảm xúc của mình bị tổn thương

10 dấu hiệu bạn đang cố làm hài lòng người khác quá nhiều - 3

Vì luôn cố làm cho người khác vui vẻ nên bạn tự tạo áp lực lớn cho chính mình.Bạn cố gắng che giấu những cảm xúc tiêu cực của mình để người khác không bị làm phiền. Bạn phủ nhận rằng bạn thấy buồn, tức giận hay thất vọng và luôn đeo một chiếc mặt nạ hạnh phúc. Lâu dần, điều này có thể khiến bạn không còn hiểu được cảm giác của mình nữa.

 

Giải pháp:Hãy học cách thừa nhận cảm xúc của mình. Việc luôn kìm nén cảm xúc có thể gây ra căng thẳng cho cơ thể bạn và dẫn đến những hậu quả không tốt cho sức khỏe. Chăm sóc bản thân cũng quan trọng như quan tâm đến người khác vậy. Hãy từ bi với chính mình vàđối xử với bản thân cũng như cảm xúc của mình bằng sự quan tâm, yêu thương và trân trọng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm