Đời sống

10 loại cây cảnh mini lọc không khí cực đỉnh, loại sạch nấm mốc, ai cũng nên trồng 1 chậu trong nhà

Chị em còn chần chừ gì mà không sắm ngay vài chậu cây cảnh mini có tác dụng lọc không khí giúp bảo vệ sức khỏe.

4 mẹo nhỏ từ vỏ trứng hiệu quả cho việc trồng cây cảnh trong nhà nhưng lại ít người biết / Những cây cảnh độc đáo các “đại gia” săn mua chơi Tết

Cây trầu bà

Trầu bà là giống cây nhỏ, có khả năng leo nhanh, phù hợp treo cạnh cửa sổ và đặt trên bàn làm việc. Đây là loại cây cảnh mini phổ biến nhất bởi chức năng lọc không khí, hấp thụ chất phóng xạ từ máy tính, TV, máy in,… và khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện bình thường.

cay-trau-ba-1563685957-816-width600height600

Ảnh minh họa.

Cây dây nhện

Theo công bố cảa NASA, cây dây nhện được đề cử là một trong những loại máy lọc không khí tốt nhất hiện nay. Cây dây nhện hay còn gọi là cây lan chi có khả năng quang hợp trong mọi điều kiện hoàn cảnh kể cả dưới ánh sáng yếu.

cay-day-nhen-8-1563686261-791-width600height899

Loại cây này hấp thụ nhanh các chất độc hại tồn tại trong không khí như: Carbon monoxide, Formaldehyde, xăng và Styrene. Không những thế, chúng còn chuyển hóa chất khí Aldehyde formic- loại hóa chất gây nên bệnh ung thư - trong không khí thành đường và amini acid. Đặc biệt, chỉ với 1 chậu dây nhện “nhỏ nhưng có võ”, bạn đã có thể làm sạch không khí trong không gian 200m2.

Cây lưỡi hổ

Không thể phủ nhận vai trò của cây lưỡi hổ trong vấn đề lọc không khí bởi khả năng sản sinh khí O2 thanh sạch cho văn phòng của bạn. Gần đây khi nghiên cứu về khả năng thanh lọc không khí của loài cây cảnh mini này, các nhà khoa học đã đưa ra một kết quả thú vị: 40m3 không khí hoàn toàn được lọc sạch chỉ trong 8 tiếng đồng hồ.

 

20170717103118-cay-canh-2

Cây lưỡi hổ không cần nhiều ánh sáng và nước nên bạn có thể bày trí chúng ở góc phòng hoặc chân bàn làm việc.

Cây lan ý

Cây lan ý hay còn gọi là huệ hòa bình là lọaicây có khả năng hút các chất độc hại như benzen, formaldehyde,… đồng thời có thể tiêu diệt các tế bảo nấm mốc trong không khí. Loại cây cảnh mini trong nhà này phù hợp với không khí nồm ẩm bởi vậy bạn có thể đặt chúng ở góc phòng làm việc để hạn chế sự sinh sôi của các loại vi khuẩn nấm mốc.

20170717103118-cay-canh-7

Cây nha đam

Bên cạnh chức năng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, cây nha đam hay còn gọi là lô hội còn được biết đến như một loại máy lọc không khí hiệu quả.

 

Với lá căng mọng, xanh mướt, cây nha đam có tác dụng hút ẩm – rất phù hợp với văn phòng máy lạnh.

7-3-1563685957-153-width600height898

Có một lưu ý khi bạn đặt nha đam trong phòng, đó là hãy thường xuyên quan sát thân cây bởi những đốm nâu trên thân cây sẽ báo cho bạn biết mức độ ô nhiễm không khí độc mà bạn đang gặp phải.

Ngoài ra, những chiếc gai do lá cây tiêu biến tạo thành cũng giúp hút các tia điện từ mạnh từ các thiết bị công nghệ.

Là một trong các loại cây cảnh mini dễ trồng, thích hợp để trên bàn làm việc, Nha đam được coi là loại cây đứng đầu trong top các loại cây hút khí độc.

Cây tuyết tùng

 

Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản thường được trồng làm cây bonsai cỡ nhỏ trang trí trong nhà. Tại Nhật Bản, cây tuyết tùng là loài cây được người ta coi là vô cùng thiêng liêng. Người ta tin rằng các linh hồn của người chết và của các vị thần đều sống ở bên trong cây.

20170717103118-cay-canh-3

Về công dụng, loài cây này giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Thậm chí, chúng còn giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuyết tùng đòi hỏi trồng ở nơi có bóng mát và được tưới nước thường xuyên.

Cây sống đời

Cây sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng có nguồn gốc từ Madagascar. Khác hẳn với bề ngoài giản đơn của nó, cây sống đời có rất nhiều lợi ích bất ngờ. Nó tích nước trong phần thân lá và có tác dụng điều hòa không khí trong nhà bạn, thích hợp trồng tại nơi có không khí khô thoáng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không tưới cây quá nhiều nước và đặt ở nơi đón nhiều ánh sáng nhé.

Cây họ cam quýt

 

20170717103118-cay-canh-5

Cây họ cam quýt là loài cây lí tưởng để trồng trong nhà. Khi chúng ra hoa, mùi hương tỏa ra vô cùng dễ chịu. Ngoài ra cây cũng có khả năng hút ẩm, lá cây chứa một lượng lớn các chất chữa bệnh, diệt khuẩn cho môi trường xung quanh cây. Bạn nên trồng cây ở nơi nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên và giữ cho đất luôn khô thoáng.

Theo Thu/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm