Điểm danh 10 cây cảnh mang đến bầu không khí trong lành cho nhà bạn
Loạt cây cảnh thân khô giòn vẫn ra lá, tạo dáng cực đẹp / Bạch tuyết mai - cây cảnh không thể thiếu mang sung túc vào nhà trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019
Trồng một hoặc một vài chậu cây cảnh trong nhà, không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn giúp mọi người sống trong nhà được cải thiện sức khỏe và giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư vì ô nhiễm hóa chất từ sơn hay thảm trải sàn. Dưới đây là 10 loại cây bạn nên lưu tâm để chọn lựa cho gia đình một loài phù hợp, giúp ngôi nhà luôn trong lành nhờ chức năng lọc không khí hiệu quả. Tuy nhiên có 1 vài lưu ý nhỏ là khi trồng các loại cây cảnh này, bạn nên để chúng xa tầm với của trẻ em để tránh những hậu quả không đáng có.
1. Spathiphyllum
Spathiphyllum là tên khoa học của cây Lan Ý, hay còn gọi là cây Buồm trắng. Cây Lan Ý dễ trồng, dễ sống ở nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau. Lan Ý nở hoa thành từng cụm với vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng nên thường được chọn để trồng làm cảnh trong văn phòng hay phòng khách của ngôi nhà. Không chỉ có chức năng làm đẹp không gian, Lan Ý còn là cây hàng đầu được các nhà khoa học đánh giá là loại cây có hiệu quả cao trong việc tái tạo không khí trong lành, là công cụ tốt để giảm các bức xạ và điện từ. Cây Lan Ý còn có tác dụng cân bằng trường khí, giúp cân bằng cơ thể.
Khi trồng Lan Ý trong phòng ngủ, loài cây này còn giúp mọi người ngủ ngon hơn, tạo cảm giác thư giãn, hương thơm dịu nhẹ và không gian yên bình. Lan Ý không chỉ hút độ ẩm dư thừa mà còn phá hủy các bào tử nấm mốc. Cây sống khỏe mạnh nhất khi ở nhiệt độ khoảng 18 độ C.
2. Coffea
Coffea là tên gọi chung của cây cà phê. Trên thế giới có đến 100 loại cây cà phê khác nhau nhưng để thích hợp với môi trường bên trong nhà, người ta thường chọn cà phê Arabica và Robusta. Để cây cà phê trồng trong chậu có thể cho quả cần mất khoảng thời gian từ 5 - 6 năm. Vì vậy khi mua, bạn nên chọn cây đã trưởng thành. Chậu cây cà phê đặt trong nhà không chỉ giúp hấp thụ hơi ẩm dư thừa mà còn làm cho không khí có hương vị nhiệt đới khi cây bắt đầu ra hoa, đậu quả.
3. Myrtus
Myrtus hay còn gọi là cây hương đào, được xem là một trong những loài cây trồng trong nhà có thể mang đến tinh thần phấn chấn cùng năng lượng dồi dào cho người già và trẻ nhỏ. Trồng cây hương đào trong nhà còn có thể khôi phục không khí lành mạnh, tiêu diệt vi khuẩn trong không khí, giúp mọi người sống trong nhà khỏe mạnh, vui tươi hơn.
4. Laurus
Laurus còn gọi là cây nguyệt quế, loài cây được biết đến là biểu tượng của vinh quang, chiến thắng và sự uy nghi. Loài cây này có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới. Trồng cây nguyệt quế trong nhà sẽ giúp hút đi lượng không khí ẩm dư thừa, tạo cảm giác ấm áp cho mọi người trong nhà. Bên cạnh đó, khi cây ra hoa, chúng sẽ giúp cân bằng độ ẩm, không khí. Hơn nữa, lá của cây nguyệt quế có thể sấy khô và được sử dụng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.
5. Citrus limon
Citrus limon là một giống chanh phù hợp để trồng trong không gian sống. Cây chanh là loài thực vật tuyệt vời mang đến hương thơm quyến rũ cho ngôi nhà của bạn. Lá của cây chanh có thể hấp thụ tối đa độ ẩm dư thừa trong không khí. Lá chanh có chứa chất khử trùng, dùng lá chanh để chế biến nhiều món ăn và các loại thuốc để chữa bệnh. Cây chanh thích hợp nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, tưới nước thường xuyên và đất khô ráo, thông thoáng.
6. Chamaecyparis
Chamaecyparis hay còn gọi là liễu sam, bách Nhật Bản. Cũng tại đất nước mặt trời mọc, cây liễu sam được xem là một loài thực vật thiêng liêng. Người ta tin rằng các linh hồn người chết và của các vị thần thường ẩn bên trong cây. Tuy nhiên, với những người không theo quan niệm này thường trồng liễu sam trong nhà với mục đích để cân bằng độ ẩm và giúp loại bỏ bụi bẩn. Trồng chậu cây liễu sam trong phòng ngủ còn có thể giúp mọi người giảm bớt các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu. Để cây luôn tươi tốt nên chọn vị trí nhiều bóng mát và tưới nước thường xuyên.
7. Sansevieria
Sansevieria chính là cây lưỡi hổ, một trong những loại cây được trồng phổ biến ở văn phòng hay trong không gian sống. Cây lưỡi hổ có thể tạo ra lượng oxy rất lớn, giúp thanh lọc cơ thể, vô hiệu hóa khói độc. Cây lưỡi hổ cũng dễ sống và dễ chăm sóc vì lá cây luôn chứa lượng ẩm nhất định nên không đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên. Và điều tuyệt vời hơn, chậu cây lưỡi hổ sẽ luôn tươi tốt dù đặt ở bất kỳ góc nào trong ngôi nhà hay trong căn hộ của bạn.
8. Ficus
Ficus là loài cây thân gỗ, có rất nhiều loại cây họ ficus có thể trồng trong nhà như đa, si, sung... Những loại cây này khá dễ trồng, chúng cung cấp độ ẩm cho không khí và lượng oxy dồi dào, trung hòa độc tố và những virut có hại khi xâm nhập vào không gian sống. Trồng ở vị trí thông thoáng để cây có thể phát huy tối đa tác dụng.
9. Cissus
Cissus hay còn gọi là cây chìa vôi, một loại cây thân leo thích nghi với không khí khô. Chúng được trồng làm cảnh trong nhà để cung cấp độ ẩm, cân bằng không khí. Thích hợp trồng ở nơi có bóng râm và có độ ẩm thường xuyên.
10. Kalanchoe
Kalanchoe hay còn gọi là cây lá bỏng, một loại cây dễ sống và dễ thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Lá cây có tác dụng hút lượng ẩm lớn trong không khí, giúp điều hòa khí hậu. Cây không cần tưới nước thường xuyên, chỉ cần đặt nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây phát triển tươi tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
CLIP: Cô gái thưởng thức món đặc sản côn trùng sống, khiến nhiều người lạnh gáy