10 năm chăm cháu nội không lấy 1 đồng công, lúc cháu lớn khôn tôi phải xách quần áo về quê trong nước mắt
Mẹ chồng bắt rửa 20 mâm bát trong đêm tân hôn, chồng không nói một lời nhưng có hành động khiến bà á khẩu / Xót cảnh phụ nữ nuôi con một mình, tôi thường tới lui thăm hỏi chị hàng xóm cho đến hôm gặp chồng chị mà tôi ‘đứng tim’
Tôi sinh được một cậu con trai duy nhất thì chồng tôi qua đời. Thương con nhỏ tôi ở vậy nuôi con suốt mấy chục năm, làm lụng nhiều nghề để cho cháu được ăn học tử tế, bằng bạn bằng bè. Lúc nào cũng chỉ có hai mẹ con với nhau cũng thấy thương con lắm nên càng thương con bao nhiêu tôi lại dành hết tình cảm cho nó bấy nhiêu mà bỏ qua lời khuyên của mọi người đi lấy chồng nữa, nương tựa lúc về nhà. Lúc đó thì cứ nghĩ mình chỉ cần hết lòng vì con vì cháu, sau này tuổi già nương tựa chúng nó là được nhưng giờ tôi thấy hối hận rồi.
Con trai tôi sau khi học hành ra trường lại lập gia đình luôn vì người yêu nó có bầu. Tôi cương quyết không cho chúng nó bỏ con và hứa sẽ hỗ trợ chúng nó hết sức việc chăm sóc các cháu để chúng nó yên tâm đi làm. Sau khi sinh đứa thứ nhất, chúng lại có ngay đứa thứ hai và rồi đứa cháu thứ ba.
Ảnh minh họa
Vậy là suốt 10 năm qua, cuộc sống của tôi quanh quẩn 3 đứa cháu là hết ngày, cũng không làm lụng được gì nữa mà chỉ ở nhà con trai và con dâu hỗ trợ chúng nó chăm sóc con cái. Đến giờ đứa cháu nội lớn nhất của tôi cũng đã 9 tuổi, đứa thứ hai 6 tuổi và đứa thứ ba 3 tuổi.
Để mà nói chăm lo cơm nước mỗi ngày cho vợ chồng, con cái nhà con trai tôi, với những ai cùng hoàn cảnh sẽ hiểu không phải là chuyện dễ dàng. Các con đẻ dày, đẻ sát nên lúc nào cũng hùng hục làm kinh tế, chuyện nhà cửa, cơm nước, đưa đón các cháu đi học một tay tôi làm tất thảy. Rất may trong suốt 10 năm qua sức khỏe của tôi cũng tốt nhưng đến giờ tuổi U70 thì đã yếu hơn nhiều. Cứ nghĩ sắp đến thời kỳ được nghỉ ngơi, được con cháu chăm sóc lại thì sự thật lại không phải vậy.
Đứa cháu nội đầu là con trai nghịch ngợm, phá phách nhiều và rất khó bảo. Thậm chí thường xuyên đánh nhau với các bạn ở lớp và bị cô giáo mời phụ huynh. Bố mẹ nó bận đi làm nên chỉ có tôi đến họp mặt thay. Chăm sóc cháu từ khi còn đỏ hỏn cho đến giờ đã lớn khôn, tôi không ngờ những đứa cháu lại có những từ ngữ hỗn láo như thế với mình.
Trong một lần bố mẹ nó đi làm xa vắng nhà tôi yêu cầu nó học tập tử tế nhưng cháu lại không chịu nghe lời mà còn cãi lại:
- Việc của cháu để cháu tự lo, bà không cần phải can thiệp. Chỉ có bố mẹ cháu mới được mắng cháu thôi, bà không có quyền.
Ảnh minh họa
- Cháu không được như thế, bố mẹ cháu đi làm đã giao cho bà ở nhà phải dạy dỗ cháu. Cháu sai thì bà nhắc nhở, cháu không được có thái độ như thế với người lớn biết chưa?
- Cháu chẳng làm gì sai cả và cháu cũng không thích bà can thiệp vào chuyện của cháu. Bà ở nhà cháu lâu quá rồi đấy, sao bà không về nhà bà đi. Đây là nhà của cháu, cháu làm gì là quyền của cháu.
Tôi ngỡ ngàng trước câu trả lời của đứa trẻ nhưng định bụng cũng không chấp gì vì nó chỉ là đứa trẻ nhưng những câu nói sau đó của nó mới khiến tôi bất ngờ, hụt hẫng hơn nữa.
- Đây là nhà của bố mẹ cháu chứ không phải là nhà của cháu. Cháu còn nhỏ cháu cũng không có quyền gì trong nhà này, việc của cháu là phải nghe lời người lớn, bà là bà của cháu, bà còn là mẹ của bố cháu sao bà lại không có quyền.
- Nhưng bà có làm ra tiền đâu mà bà lại có quyền trong nhà này, bố mẹ cháu cũng phải đi làm kiếm tiền nuôi bà thì bà cũng chỉ như cháu mà thôi.
- Ai nói với cháu là như thế? Sao cháu lại có thái độ hỗn hào như thế?
- Mẹ cháu bảo thế, mẹ cháu bảo trong nhà này mẹ cháu là to nhất, tất cả mọi người trong nhà này đều là những người ăn bám mẹ cháu mà thôi nên cháu chỉ nghe theo mẹ thôi. Bà không có quyền gì cả, bà về nhà bà đi.
Choáng váng trước những lời đứa trẻ nói nhưng tôi cũng không tin con dâu mình lại có những lời lẽ đó với đứa nhỏ khiến cho nó giờ đây cãi lại mình như thế. Khi vợ chồng con trai, con dâu đi làm về, tôi đã gọi ra để nói chuyện. Tôi kể lại toàn bộ câu chuyện giữa hai bà cháu và nhắc lại lời nói của đứa trẻ, hỏi rõ xem có đúng chúng coi tôi là một kẻ ăn bám trong nhà này không:
- Mẹ ở đây đã 10 năm, đúng là mẹ không đi làm nhưng mẹ không nghĩ các con lại cho mẹ là kẻ ăn bám.
- Thực lòng thì con không nghĩ vậy đâu mẹ, mẹ ở đây giúp chúng con chăm cháu, con rất biết ơn. Câu nói đó của con chỉ trong lúc nóng giận, không ngờ đứa trẻ lại suy nghĩ như thế.
Hóa ra đúng là con dâu tôi đã nói như thế. Nó nói với đứa trẻ rằng “mẹ đi làm rất vất vả, một mình mẹ phải nuôi 5-6 miệng ăn trong cái nhà này nên các con đừng đòi hỏi nhiều”.
Ảnh minh họa
Mặc dù con dâu đã gửi lời xin lỗi tôi và cũng bắt con trai xin lỗi bà nhưng tôi vẫn rất buồn sau chuyện này. Tôi chợt nhận ra quả đúng là bản thân mình thì nghĩ 10 năm chăm cháu không lấy của con một đồng công chỉ mong tuổi già có con có cháu bên cạnh nhưng trong con mắt của người khác thì lại không phải vậy. Có thể họ cũng cho rằng tôi “ăn bám” con và cháu, làm gánh nặng cho các con.
Vì thế tôi nghĩ rằng cũng đã đến lúc bản thân phải về tự lo cho cuộc sống của mình.
Tôi sắp xếp đồ chuyển về căn nhà ở quê để ở dù các con cũng tha thiết xin tôi ở lại. Trước khi đi, tôi dặn lại con:
- Thôi, các cháu giờ cũng đã lớn khôn, cũng đã đi học hết rồi nên việc mẹ ở đây đôi khi cũng làm phiền tới các con. Vậy nên thôi mẹ cứ về quê sống cho thoải mái, thỉnh thoảng các cháu ốm đau, con muốn nhờ mẹ giúp thì gọi mẹ lên cũng được.
Nói xong tôi xách đồ ra bến và tự bắt xe về quê. Ngồi trên chuyến xe về quê mà lòng nặng trĩu, buồn bã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người