10 thói quen khiến phụ nữ béo lên bất ngờ chỉ sau vài giấc ngủ, tóc bạc sớm lão hóa nhanh
Uống sữa pha cùng thứ này vừa tốt dáng đẹp da lại không lo bệnh tật "hỏi thăm" / Đây là những thực phẩm “rẻ bèo” làm giảm cholesterol hiệu quả mà nhiều người không biết
Bạn có biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Sau một ngày dài lao động và học tập, giấc ngủ giúp chúng ta được nghỉ ngơi, là thời gian đê cơ thể tự chữa lành.
Nêu bạn ngủ ngon, cơ thể sẽ khỏe mạnh khoan khoái. Nếu ngủ không đúng cách hay có những thói quen không tốt trước khi ngủ đôi khi khiến bạn mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau, thậm chí là gây tăng cân do các hooc-môn trong cơ thể bị rối loạn, cơ thể mất kiểm soát.
Dưới đây là những thói quen rất xấu liên quan tới giấc ngủ khiến bạn ngày càng yếu ốm, già nua:
Ảnh minh họa
Ngủ quá trễ
Việc ngủ quá muộn sẽ làm tăng cortisol, giảm leptin, cạn kiệt hooc-môn tăng trưởng, gây ra sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Thức khuya còn khiến bạn ăn nhiều hơn, gây ra sự rối loạn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Lượng cortisol tự nhiên bắt đầu tăng vào khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng, đỉnh điểm là khoảng 6 giờ sáng. Do đó, ngủ trễ nghĩa là bạn đã bỏ khoảng thời gian yên tĩnh của giấc ngủ sâu. Các nhà khoa học khuyến cáo nên đi ngủ từ 10 đến 11 giờ đêm sẽ có tác động tốt đến giấc ngủ và sức khỏe.
Ngủ không đủ giấc
Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, khỏe khoắn, một nghiên cứu đã chỉ ra, những người ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày sẽ sống lâu hơn những người ngủ không đủ.
Ngủ đủ giấc mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn mau đói, khiến insulin tăng, đồng thời giảm leptin, melatonin, hooc-môn tăng trưởng, testosterone và serotonin, dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát.
Làm sao để biết mình ngủ đủ giấc hay không? Chỉ cần bạn thức dậy và thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng, không thèm ngủ, nghĩa là bạn đã ngủ đủ giấc.
Bữa ăn gần giờ đi ngủ
Thói quen ăn khuya gây hại cho sức khỏe của bạn. Khiến insulin trong cơ thể tăng cao, từ đó khiến hooc-môn melatonin và hoo-môn tăng trường sinh sản không đủ trong lúc ngủ. Thiếu hụt melatonin sẽ dẫn đến mất ngủ, giấc ngủ không đủ chất lượng do hay giật mình giữa đêm. Thế nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng 3 giờ trước khi ngủ bạn không nên ăn gì để có giấc ngủ chất lượng hơn nhé.
Uống nhiều chất lỏng trước khi ngủ
Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn phải đi tiểu đêm nhiều, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, ánh sáng bất ngờ khi bạn bước vào nhà vệ sinh sẽ khiến cơ thể ức chế sản xuất melatonin. Do đó, 2 giờ trước khi ngủ, bạn đừng nên uống gì nữa nhé.
Tập thể dục gần với giờ đi ngủ
Tập thể dục là việc có lợi cho sức khỏe, đây là điều ai cũng khuyên bạn nên làm mỗi ngày. Tuy nhiên, việc tập luyện quá cận với giờ đi ngủ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể một cách đáng kể, cản trở việc sản xuất melatonin, khiến bạn khó vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục sẽ làm hooc-môn noradrenaline, dopamine và cortisol tiết ra nhiều hơn, kích thích não hoạt động, trong khi đây là khoảng thời gian não cần nghỉ ngơi, yên tĩnh để chuẩn bị vào giấc ngủ.
Do đó, 3 giờ trước giờ đi ngủ, bạn đừng nên tập thể dục quá nặng nhé. Nếu muốn, bạn có thể tập những động tác yoga hỗ trợ giấc ngủ ngon.
Dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
Nhiều người có thói quen dùng điện thoại, xem tivi... trước khi ngủ để giảu trí. Tuy nhiên, thói quen này rất hại do các hooc-môn Noradrenaline và dopamine tiết ra nhiều, khiến cơ thể có đi vào giấc ngủ.
"Hiện đại thì hại điện", thế nên hãy hạn chế sử dụng những thiết bị này trước khi ngủ để có được giấc ngủ chất lượng, tránh gây tăng cân nhé.
Để đèn ngủ
Để đèn ngủ dù ánh sáng yếu ớt cũng cản trở hooc-môn melatonin, hooc-môn tăng trưởng bị hạn chế sản sinh, đồng thời tăng cao lượng cortisol. Ngoài ra, điện từ trường từ các thiết bị điện cũng là điều khiến bạn kho ngủ, góp phần làm rối loạn hooc-môn, khiến bạn tăng cân.
Tốt nhất nên ngủ trong bóng tối, không có ánh sáng dù nhẹ và để các thiết bị điện cách xa nơi bạn ngủ ít nhất là 1 mét, đó là lời khuyên của các nhà khoa học đấy nhé.
Phòng ngủ quá nóng, ngột ngạt
Nhiệt độ cao ngăn chặn sự làm mát tự nhiên rất cần thiết cho giấc ngủ ngon, chất lượng. Khi cơ thể không được làm mát, melatonin và các hooc-môn bị phá vỡ, khiến cơ thể không đốt cháy chất béo trong lúc ngủ, đồng thời sự hồi phục của xương, da, cơ bắp trong lúc ngủ cũng bị cản trở rất nhiều. Chính vi thế, hãy giữ phòng ngủ luôn thoáng mát nhưng cũng đừng để lạnh quá bạn nhé.
Mặc quần áo quá chật
Một bộ quần áo rộng rãi, thoải mái sẽ giúp bạn dễ vào giấc ngủ và ngủ cũng ngon hơn việc "gói" mình trong những bộ quần áo ngủ chật ních. Lí do là mặc quần áo chật khi ngủ làm tăng nhiệt độ cơ thể, giảm sự tiết melatonin, hooc-môn tăng trưởng.
Thức dậy không nhận đủ ánh sáng
Vào buổi sáng, melatonin tụt xuống thấp nhất và khi còn trong bóng tối, cơ thể bạn sẽ không nhận biết rằng đã đến lúc phải thức dậy. Melatonin cao khiến bạn mệt mỏi, không dậy đúng cách, làm giảm serotonin, gây ra trầm cảm, bất an, thèm ăn. Thế nên hãy mở rèm cửa để ánh sáng tự nhiên đánh thức bạn dậy nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người