Loại lá "khắc tinh" của gan nhiễm mỡ: Uống vào gan khoẻ, lọc "sạch tưng" chất độc ứ đọng
Uống sữa pha cùng thứ này vừa tốt dáng đẹp da lại không lo bệnh tật "hỏi thăm" / Đây là những thực phẩm “rẻ bèo” làm giảm cholesterol hiệu quả mà nhiều người không biết
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) – vị thuốc quý dân gian
Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo, mặc hán liên. Cỏ nhọ nồi thường mọc hoang trong các vườn nhà, ở ven đường, các vùng quê vô cùng phổ biến.
Cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận… dùng tươi hoặc sấy khô.
Theo tài liệu tại Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được dùng trị bệnh gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương.
Ảnh minh họa
Tại Trung Quốc, toàn cây làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da.
Tại nước ta, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung…
Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ từ cỏ nhọ nồi như sau:
Bài 1: Chữa gan nhiễm mỡ thông thường
Nguyên liệu gồm: 30g cỏ nhọ nồi, 5g trạch tả, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy.
Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục cho đến khi hết bệnh.
Bài 2: Gan nhiễm mỡ do rượu bia
Nguyên liệu: 30g cỏ nhọ nồi, 15g trạch tả, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy, 30g cát căn 30g, 15g chỉ củ tử (hạt khúng khéng), 15g bồ công anh.
Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục cho đến khi hết bệnh.
Bà 3: Gan nhiễm mỡ do béo phì
Nguyên liệu: 30g cỏ nhọ nồi, 15g trạch tả, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy, 15g lá sen, 6g đại hoàng
Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục cho đến khi hết bệnh.
Lợi thế của các bài thuốc dân gian từ cây cỏ nhọ nồi là lành tính, an toàn, có thể điều trị lâu dài, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc điều trị bằng bằng Đông y như thế này đòi hỏi sự kiên trì mới đạt được các hiệu quả trị liệu của bài thuốc. Người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ khi áp dụng bài thuốc.
Ngoài ra, bạn có thể dùng những lá cây dưới đây để điều trị gan nhiễm mỡ:
Nha đam còn có tên gọi khác là cây lô hội, loại cây này có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa, gan thận, trị bệnh ngoài da và là loại cây giúp làm đẹp phổ biến.
Bệnh gan nhiễm mỡ uống lá gì thì chắc chắn không thể bỏ qua lá cây nha đam nhiều tác dụng này.
Cách làm: Chuẩn bị khoảng 100g lá nha đam, đem rửa sạch, tước vỏ và ép lấy nước cốt. Cho nước cốt nha đam vào bình và đổ thêm 200ml nước lọc, 2 thìa mật ong và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nước nha đam làm uống trong ngày và uống liền trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lá rau cần
Bệnh gan nhiễm mỡ uống lá gì giảm được lượng cholesterol trong máu hiệu quả? Chắc chắn bạn nên tìm đến lá rau cần. Ngoài tác dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ, rau cần còn có tác dụng hạ huyết áp, đả thông kinh mạch, giải độc gan, giảm mỡ trong gan, làm sáng mắt.
Để rau cần phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh nên nấu rau cần với thịt lợn nạc làm canh sẽ rất tốt cho gan và hệ tiêu hóa.
Lá cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây diệp hạ châu, đây là loại cây chữa được rất nhiều bệnh phổ biến liên quan đến gan và ung nhọt.
Với cây chó đẻ răng cưa này, người bệnh có thể lấy cả cây bỏ gốc, hoặc lấy nguyên lá cây khoảng 20g, sắc với khoảng 1 lít nước để uống trong ngày. Kiên trì điều trị sau 1 tháng sẽ đẩy lùi được mỡ trong gan đáng kể. Bệnh gan nhiễm mỡ uống lá gì tốt cho sức khỏe, đừng bỏ qua lá cây chó đẻ răng cưa hiệu quả này.
Những biện pháp phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ nên uống lá gì và phòng tránh như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng với những loại lá cây người bệnh nên sử dụng, mỗi người cần trang bị cho bản thân các biện pháp phòng bệnh với chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý:
Hạn chế sử dụng mỡ động vật và các đồ ăn chứa nhiều chất béo, những thực phẩm nhiều đường bột và thịt.
Không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng gà.
Hạn chế các món chiên, xào, những món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và thức ăn đóng hộp.
Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi.
Tuyệt đối nói không với rượu, bia, các chất kích thích nếu phát hiện đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Chọn phương pháp tập phù hợp với thể lực của cơ thể, tránh làm quá sức.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực sẽ hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh.
Kết hợp điều trị cùng thuốc Tây và theo lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp bệnh được kiểm soát hiệu quả hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến