11 cách tiết kiệm điện tưởng đúng hóa ra sai be bét, khiến hóa đơn tháng sau cao hơn tháng trước
3 'thứ' không được phép tiết kiệm trong gian bếp / Bật mí 4 món ngon từ cá cơm khô vừa tiết kiệm lại ngon hấp dẫn
Tiết kiệm điện để giảm thiểu chi phí được nhiều gia đình áp dụng khi giá tiền điện ngày càng cao. Tuy nhiên, việc tiết kiệm không đúng cách có thể không làm giảm chi phí mà còn làm hư hỏng đi các thiết bị điện trong nhà.
Bài viết bên dưới sẽ đề cập đến 11 suy nghĩ sai lầm khi tiết kiệm điện mà mọi người thường mắc phải, cùng tham khảo nhé!
1. Dùng thiết bị tiết kiệm điện
Bạn vẫn sẽ thường thấy nhan nhản trên báo đài về việc quảng cáo các thiết bị tiết kiệm điện. Theo đó, người ta cho rằng những vật dụng như tivi, tủ lạnh… khi sử dụng vào các thiết bị này sẽ giúp giảm bớt 30 - 40% năng lượng điện tiêu thụ.
Tuy nhiên, những loại thiết bị như thế này đa số vẫn chưa được kiểm định rõ ràng. Vì thế, nếu bạn sử dụng phải hàng “dỏm”, thậm chí chúng sẽ còn gây tốn điện hơn hoặc gây nguy hiểm cho người dùng.
2. Bật tắt máy lạnh liên tục
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng là tắt máy lạnh rồi vào phòng lại bật lại dù thời gian ra ngoài không lâu và cũng có người có thói quen bật máy lạnh khi thấy nóng và tắt máy lạnh khi thấy lạnh.
Hành động này sẽ khiến cho máy lạnh mau hỏng và gây tốn điện nhiều hơn vì chúng phải mất một lượng điện năng để khởi động lại. Vì thế, bạn nên duy trì nhiệt độ máy lạnh ở mức 28 - 29 độ và dùng thêm quạt để hơi lạnh lan tỏa khắp phòng.
3. Ngắt điện tủ lạnh khi không sử dụng
Việc ngắt điện tủ lạnh và không sử dụng trong một thời gian sẽ khiến cho các giàn nóng và lạnh bên trong máy bị oxy hóa và nhanh hỏng. Đồng thời, khi bạn khởi động lại thì tủ lạnh cũng sẽ tiêu thụ một lượng điện năng để làm lạnh lại từ đầu gây tốn điện.
4. Cho quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh
Nhiều người vẫn nghĩ bỏ nhiều thức ăn vào tủ lạnh làm lạnh một lần để tiết kiệm. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến cho tủ lạnh phải hoạt động với công suất cao để làm lạnh hết các thực phẩm bên trong tủ nên phải tiêu tốn thêm nhiều năng lượng hơn so với bình thường.
5. Thường hay để thiết bị ở chế độ chờ (stand by)
Không ít người có thói quen để laptop ở chế độ chờ để tiết kiệm điện. Thật ra, dù là ở chế độ chờ máy vẫn phải tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Không những thế, trong quá trình đó nếu nguồn điện nhà bạn có điều gì bất ổn thì rất dễ gây ra chập điện, cháy nổ. Thế nên tốt nhất bạn hãy tắt máy tính của mình khi không sử dụng.
6. Tắt đèn khi ra khỏi phòng
Đây chính là thói quen của rất nhiều người nhằm tiết kiệm năng lượng trong nhà khi không sử dụng.
Tuy nhiên, cách này chỉ đúng với đèn sợi đốt, còn đèn huỳnh quang thì không, việc bật tắt đèn huỳnh quang nhiều lần sẽ càng tốn điện hơn. Thế nên nếu bạn ra khỏi nhà trong vòng 15 phút trở lại thì không cần phải tắt đèn.
7. Chỉ quan tâm tới việc tiết kiệm điện cho máy lạnh, tủ lạnh
Đây chính là hai trong số những thiết bị trong gia đình gây tốn điện nhất. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những thiết bị khác đang “ngốn” điện trong nhà bạn mà bạn quên để ý như lò vi sóng, lò nướng, đèn chiếu bể cá…
Vì thế, bạn cần phải lưu ý cho việc tiết kiệm điện cho tất cả các thiết bị trong nhà.
8. Sử dụng nồi cơm ở chế độ ủ trong thời gian dài
Việc sử dụng nồi cơm ở chế độ ủ và cắm điện trong thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu tốn một lượng điện năng, như vậy kéo dài trong thời gian dài sẽ gây lãng phí điện của cả gia đình. Bạn chỉ nên ủ cơm trong thời gian nhất định, để cơm được thơm ngon.
Việc ủ cơm quá dài dẫn đến cơm không ngon, tùy vào từng loại nồi, công suất nấu, dung tích mà lượng điện tiêu thụ khi ở chế độ ủ sẽ khác nhau, khoảng 40W - 150W. Nếu bạn dùng loại này để ủ cơm trong khoảng 10 tiếng thì bạn có thể trả thêm từ 0.4 - 1.5 kWh. Do đó, ủ cơm lâu không mang lại lợi ích mà còn gây lãng phí điện của gia đình.
9. Không cần vệ sinh lớp băng trên ngăn đá
Nhiều người luôn nghĩ rằng để lớp băng trên ngăn đá tủ lạnh dày thì làm đá sẽ nhanh đặc hơn và có thể tiết kiệm điện.
Tuy nhiên, việc để lớp băng dày sẽ khiến không gian bị thu hẹp, gây cản trở luồng không khí lạnh di chuyển đều trong ngăn tủ, khiến việc làm lạnh lâu, tủ phải chạy liên tục, khiến lượng điện sẽ tăng lên nhiều.
Do đó, để tránh tình trạng đóng băng dày xuất hiện trong tủ, bạn phải thường xuyên vệ sinh, rã đông, làm sạch tủ để tủ hoạt động tốt hơn, tránh lãng phí điện.
10. Chạy quạt trần cả ngày để làm mát phòng thay cho máy lạnh
Việc dùng quạt trần không để làm mát phòng mà để giúp không khí được dễ dàng lưu thông cho không gian thêm thoáng mát dễ chịu, vì vậy bạn có mở quạt lâu thì nhiệt độ của phòng vẫn không thay đổi.
Do đó, việc bật quạt trần cả ngày cho phòng mát để hạn chế dùng điều hòa, điều này không có tác dụng để làm mát, vì vậy hãy tắt quạt trần khi rời khỏi phòng, đó mới là cách để tiết kiệm điện cho gia đình.
11. Chỉ cần tắt thiết bị là được, không cần phải rút phích cắm
Nhiều thiết bị điện tử trong gia đình không cần phải bật mới hao tốn năng lượng như: bộ sạc máy tính, lò vi sóng, tivi, quạt,... vì chúng sử dụng nguồn điện ở chế độ chờ, do đó bạn tắt thiết bị bằng remote nhưng bạn vẫn giữ phích cắm trong ổ điện thì vẫn tiêu hao
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần