11 sai lầm tai hại khi nấu và ăn trứng mà ai cũng mắc phải
4 thực phẩm được ví như nguồn 'insulin tự nhiên', Việt Nam rất nhiều và rẻ / 8 thực phẩm gây nguy hiểm, ngộ độc nếu đưa vào lò vi sóng
11 sai lầm tai hại khi nấu và ăn trứng mà ai cũng mắc phải.
Vừa lấy trứng từ tủ lạnh ra đã luộc ngay
Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra, đem rửa sạch dưới vòi nước sau đó để ở nhiệt độ phòng 30 phút. Điều này giúp trứng giảm bớt độ lạnh trước khi đem luộc. Nếu bạn đem luộc ngay, trứng có thể bị “sốc nhiệt” và bị nứt, vỡ trong quá trình luộc.
Cho nước vào nồi, thêm 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh giấm. Muối và giấm giúp trứng dễ bóc hơn sau khi luộc. Cho trứng vào.
Sau đó thêm nước vào nồi sao cho trứng chỉ hở ra một ít như đồng xu. Khi nồi trứng sôi, khuấy trứng nhẹ trong 3 phút theo 1 hướng. Luộc trứng trong vòng 10 phút thì lòng đỏ bên trong chín lòng đào. Luộc 15 phút trứng chín vừa tới rất hấp dẫn.
Luộc trứng quá mới
Trứng mới vừa ngon vừa tươi, tốt cho sức khỏe nhưng khi luộc trứng tươi sẽ gây khó bóc vỏ. Vì vậy với món trứng luộc nên dùng trứng cũ.
Nguyên nhân vì khi trứng để một thời gian, chúng mất bớt độ ẩm thông qua các lỗ li ti ở vỏ và túi khí ở đầu ở trứng to hơn. Ngoài ra độ pH ở vỏ tăng lên khi để lâu làm dễ bóc hơn. Bạn nên mua trứng một tuần trước khi ăn, bảo quản nó trong tủ lạnh.
Luộc trứng với nước sôi
Đây cũng là một sai lầm phổ biến nhiều bà nội trợ thường mắc phải. Trứng muốn luộc chín cần được nấu bằng nước lạnh. Nhiệt độ nước và trứng ngang bằng nhau sẽ làm món trứng chín ngon và không bị nứt.
Trứng càng nấu kỹ càng tốt?
Khi luộc trứng quá kỹ, các chất trong lòng đỏ và lòng trắng kết hợp với nhau sẽ tạo thành sulfide sắt không hòa tan, gây nên khó tiêu, khó hấp thụ.
Trứng chiên (rán) quá lâu, chất protein polyme sẽ biến thành các axit amin phân tử thấp. Khi các axit amin này ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các phản ứng hóa học có hại cho sức khỏe.
Cách luộc trứng tốt nhất tính từ thời điểm nước sôi đun thêm 3 phút là trứng vừa chín tới (trung bình cả quá trình luộc khoảng 7 -8 phút).
Khi trứng chín tới, lòng đỏ chỉ ở mức mềm dẻo sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng nhất.
Trứng luộc càng lâu, thời gian tiêu hóa càng chậm, cụ thể là nếu bạn luộc trong 3 phút (công thức tính từ khi nước bắt đầu sôi) thời gian tiêu hóa sẽ mất khoảng 1,5 giờ.
Nếu luộc trong 5 phút, thời gian tiêu hóa sẽ mất khoảng 2 giờ, nếu luộc lâu hơn, cơ thể sẽ phải làm việc tối thiểu 3 giờ 15 phút mới tiêu hóa hết.
Đập trứng trên mặt sàn bếp
Chúng ta vẫn thường có thói quen đập trứng vào cạnh bếp hay sàn bếp để tách trứng. Như vậy vi khuẩn lật tức theo đó tiến vào trong trứng, từ đó lây bệnh cho cơ thể.
Tốt nhất bạn nên dùng cạnh của miệng chén hay cán dao sạch để đập trứng.
Đánh, khuấy trứng mạnh tay
Trong món trứng chiên, tay hay thường khuấy mạnh tay giúp gia vị cũng như lòng trắng, lòng đỏ trứng hòa quyện vào nhau nhanh hơn.
Thực tế cách này đang làm vỡ kết cấu trứng, làm hao hụt chất dinh dưỡng, làm trứng khô và cứng hơn.
Bạn chỉ nên đánh trứng nhẹ tay, thêm vào đó chút nước sôi để nguội, để tránh tình trạng trứng dính chảo, đồng thời giúp giữ được hương vị và dinh dưỡng của trứng.
11 sai lầm tai hại khi nấu và ăn trứng mà ai cũng mắc phải
Thêm quá nhiều chất lỏng
Thêm các dung dịch lỏng như sữa, kem hay thậm chí là nước sẽ giúp trứng tơi xốp và dễ xử lý hơn là suy nghĩ của không ít người. Tuy vậy, trên thực tế, bất cứ loại chất nào thêm vào trong quá trình chế biến đều khiến trứng trở nên dai hơn.
David Strike, bếp trưởng tại nhà hàng Lyeiy (Trung Quốc) cho biết, khi chất lỏng gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ bay hơi và để lại trứng của bạn với độ dính khó chịu. Tập luyện cách đánh trứng đều tay là cách duy nhất giúp món trứng của bạn tơi xốp và ngon hơn cả.
Chiên, rán trứng ở nhiệt độ cao
Chiên ở nhiệt độ cao sẽ khiến các vitamin trong trứng mất đi. Vì vậy, chị em nội trợ nên chiên trứng để lửa nhỏ và rán đủ lâu để lòng đỏ chín tới.
Ăn trứng sống hoặc lòng đào
Nhiều người có thói quen ăn trứng sống như hút trứng trực tiếp từ quả ra hoặc ăn trứng chần với quan niệm như vậy mới tươi và bổ dưỡng.
Tuy nhiên, trứng gà sống chứa các protein có kết cấu hóa học chặt chẽ. Khi ăn, cơ thể con người sẽ không thể hấp thu được protein. Đồng thời, gây ức chế cho trung khu thần kinh, giảm chức năng của tuyến nước bọt, dịch vị dạ dày và ruột.
Trứng gà lòng đào chứa 2 hợp chất khó phân giải cùng số lượng đáng kể vi khuẩn chưa bị tiêu diệt khiến cơ thể không hấp thu protein, gây chứng khó tiêu, thậm chí bị tiêu chảy.
Hâm nóng lại trứng
Hâm nóng thức ăn là điều nhiều bạn vẫn thường làm đối với thức ăn cũ đã nguội.
Nhưng với trứng thừa để qua đêm các Protein và các dưỡng chất trong trứng đã không còn, lại dễ hình thành các độc tố, hâm nóng lại sẽ làm cơ thể càng khó hấp thụ các chất trong trứng, dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ăn trứng đã chín để quá lâu
Trứng đã nấu chín hay luộc chín để quá lâu, khi ăn vào sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn bởi một số dưỡng chất có trong trứng sẽ bị giảm đi đáng kể. Ngoài ra, nếu bạn để trứng ở nhiệt trên 10 độ C, trứng cũng sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nhất là trứng chưa luộc chín kỹ (tức là trứng luộc lòng đào). Do đó, nếu đã nấu trứng thì nên thưởng thức ngay, không nên để quá 12h. Nếu trứng luộc cất trong tủ lạnh, lấy ra nên luộc lại trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Trưng quất, đào, mai ngày Tết thế nào cho đúng phong thủy? Người mệnh Kim, Thủy nên chọn quất hay đào để đắc lộc cả năm?