13 cách siêu thị âm thầm "rút cạn ví" người tiêu dùng, đặc biệt chiếc gương trong phòng thử đồ sẽ khiến bạn "tức nổ mắt" khi về nhà
Nhà làm từ vật liệu tái chế giúp gia chủ tiết kiệm chi phí / Những bí quyết mua sắm vừa tiết kiệm lại 'thăng hạng' phong cách
Đi siêu thị, chúng ta thường mang về nhà những món đồ không cần thiết bởi các siêu thị thường dùng những mẹo khiến bạn lãng phí tiền, chẳng hạn như:
1. Xáo trộn vị trí quen thuộc của các mặt hàng trong siêu thị
Ảnh minh họa.
Cách làm này giúp siêu thị tránh được việc giảm sức mua bởi lẽ họ thừa hiểu nếu để theo trật tự cũ, bạn sẽ đi một mạch tới những gian hàng đã định sắn, mua và ra về một cách chóng vánh. Vì vậy, chắc chắn họ sẽ xáo trộn mọi thứ lên để khiến thời gian ở lại siêu thị của bạn dài hơn. Ngay cả khi bạn vào một siêu thị quen thuộc, tuần nào cũng tới thì chắc chắn sẽ bị… ngỡ ngàng.
Theo kế hoạch, bạn sẽ đi sắm những món đồ mà mình dự tính nhưng kì lạ thay… chúng hoàn toàn không ở những vị trí mà bạn vẫn thấy mọi khi. Các gian hàng được xáo trộn và để tìm được món đồ bạn cần, bạn sẽ phải đi qua rất nhiều khu vực. Trong lúc đó, có thể bạn sẽ bị thu hút và nhặt vào giỏ đồ biết bao nhiêu thứ khác mà chính bạn cũng không ngờ.
2. Đặt sản phẩm trong tầm mắt người mua một cách có chiến lược
Các siêu thị thường có chiêu đặt các sản phẩm mà họ có lợi nhuận cao trong tầm mắt bạn, bởi vì các nghiên cứu chỉ ra rằng người ta có xu hướng lấy những sản phẩm trong tầm mắt mình. Những vị trí gần với tầm mắt của người mua do đó được bày những sản phẩm có giá tiền cao hơn, so với những sản phẩm ở các kệ dưới, dù là cùng chủng loại.
3. Khu vực thanh toán không tiện lợi
Hơn 60% khách hàng bỏ lại đồ khi đứng chờ thanh toán. Để hạn chế cơ hội bỏ lại hàng của khách, khu vực thanh toán thường được thiết kế chật chội, khiến bạn ngại bỏ lại món hàng không cần thiết xuống, đặc biệt khi bạn dùng xe đẩy.
4. Không có cửa sổ hay đồng hồ
Nếu tinh ý bạn sẽ phát hiện ra điều vô cùng thú vị ở tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại sẽ giống như trong các khu vực sòng bài. Bước chân vào "thế giới mua sắm" này, bạn hoàn toàn mất ý niệm về thời gian. Siêu thị không hề có cửa sổ hay đồng hồ. Mục đích của việc này là để bạn không biết được giờ, không cảm nhận được trời đang tối dần và cứ thế bị cuốn vào việc lựa chọn đồ, mua sắm.
5. Giỏ hàng cỡ đại
Những giỏ hàng mà bạn sử dụng trong siêu thị đều được thiết kế mang tính chiến lược, để kích thích bạn mua sắm nhiều hơn. Khi bạn xách hay đẩy một chiếc giỏ lớn, bạn có xu hướng mua để lấp đầy nó, hoặc ít nhất là khiến nó không quá trống trải. Đó là lý do khiến bạn mua thêm nhiều sản phẩm mà trước đó bạn thực sự chẳng cần.
6. Khu vực nghỉ ngơi nhưng không để nghỉ ngơi
Khu vực ăn uống được thiết kế để bạn nghỉ ngơi và ăn nhẹ trước khi tiếp tục mua sắm. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể dành nhiều thời gian ở đây: tiếng ồn lớn, chỗ ngồi chật chội, có rất ít khoảng không giữa các bàn. Điều này giúp các khu vực mua sắm giữ được chân khách hàng trong khi khu vực ăn uống cũng không bao giờ vắng khách.
7. Cảm giác thư thái, bình yên khi mua sắm
Ở các trung tâm thương mại lớn, khu vực sảnh, hành lang có thể được thắp điện sáng trưng, âm nhạc lớn để tạo sự thu hút. Tuy nhiên, khi bạn bước chân vào một gian hàng nào đó, mọi thứ sẽ thay đổi. Cửa hàng sẽ sử dụng ánh sáng dịu nhẹ, âm nhạc du dương, nhẹ nhàng… điều này tạo nên cảm giác thư thái, bình yên để bạn thảnh thơi mua sắm. Bạn sẽ lang thang trong gian hàng đến cả tiếng đồng hồ.
8. Đặt những món rẻ tiền, bắt mắt ở quầy thanh toán
Chẳng phải tự nhiên mà ở quầy thanh toán luôn có những món lặt vặt, bắt mắt với giá rẻ. Trong khi mọi người dừng chân chờ thanh toán, họ dễ bị "dụ" bởi những món này và tiện tay vớ lấy chúng. Thế nên bạn đừng lấy làm lạ khi có rất nhiều kẹo bánh ở quầy thanh toán tiền, chúng được đặt trong những chiếc giá thấp mà trẻ em có thể với tới, bởi đây là cách để siêu thị "móc" tiền bạn thông qua chính em bé của bạn đấy.
9. "Gương thần" trong phòng thử đồ
Bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy thật kì lạ là tại sao khi ở cửa hàng, mặc thử bộ đồ nào lên người, ngắm mình trong gương cũng thấy ưng mắt, thấy đẹp lạ lùng nhưng khi về nhà thì không còn long lanh như vậy nữa. Tất cả là bởi những chiếc gương "nịnh" khách hàng.
Gương ở các cửa hàng thời trang đa phần sẽ giúp bạn trông cao hơn, làn da trắng hơn để phù hợp với mọi màu sắc của trang phục và đặc biệt là trông bạn thon gọn, gầy hơn. Dĩ nhiên những chiếc gương này được thiết kế đặc biệt hơn. Chúng lại được "trợ giúp" bởi hệ thống ánh sáng với màu sắc hắt vào người làm cho bạn trở nên xinh đẹp hơn. Đây chính là tuyệt chiêu giúp tăng doanh số bán hàng.
10. Tận dụng hiệu ứng ánh sáng
Ánh sáng phù hợp là một trong những nghệ thuật tại các siêu thị. Bạn đừng ngạc nhiên khi thực phẩm tươi roi rói, rau trở nên mướt mát, xanh hơn dưới ánh đèn rực rỡ. Hoặc tại các quầy đồ lót và quần áo, ánh sáng trở nên sáng nhẹ, dịu mát, giúp gương mặt bạn lẫn quần áo đều không hề xỉn màu. Đây chính là một trong những chiêu thức để siêu thị dụ khách hàng mua thêm đồ, đơn giản vì nó mát mắt họ.
11. Hiệu ứng "Đám đông" giả tạo
Theo suy nghĩ thông thường, khi lựa chọn cửa hàng ăn uống, bạn sẽ ghé vào nhà hàng nào đông người, khi lựa chọn đồ mua sắm, bạn sẽ xem mặt hàng đó bán chạy hay không. Nắm được thói quen tư duy này của khách, chủ siêu thị sẽ "bày binh bố trận", tạo ra sự "hút khách giả" để đánh lừa người mua.
Nhìn vào bức ảnh, bạn thấy điều gì? Phải chăng bạn sẽ nghĩ chắc hẳn những chỗ trống kia nghĩ là loại mặt hàng này bán chạy, có rất nhiều người mua trước đó. Và nó sẽ khiến bạn quyết định lấy thử xem sao. Bằng cách này, bạn bị rơi vào "cái bẫy" của "hiệu ứng đám đông".
12. Lôi kéo dựa trên sự thiếu tự tin
Gương bên ngoài phòng thử đồ đóng một vai trò quan trọng trong việc bán hàng: Nếu một người đang không tự tin về hình thức, những hình ảnh nhìn thấy trong gương sẽ nhắc nhở họ về điều đó và khiến họ muốn mua một cái gì đó để cải thiện tình hình.
13. Đặt 2 mặt hàng vẻ ngoài tương đồng nhưng giá khác ở cạnh nhau
Đây cũng là một "bí quyết" của người bán hàng. Trên thực tế là "tiền nào của nấy". Mặc dù những sản phẩm này có vẻ ngoài tương đối giống nhau nhưng chiếc ấm đắt hơn sử dụng tốt hơn, bền hơn. Ấy vậy nhưng nhìn giá thành, chắc chắn chiếc ấm rẻ kia sẽ bán chạy hơn. Tâm lí của khách hàng khi mua sắm là chỉ quan tâm tới giao dịch nào rẻ hơn thay vì quan tâm tới giá trị thực của sản phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn 800 triệu trên bàn thờ người chồng vừa khuất: Cú sốc lớn khi sự thật được hé lộ
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Phơi bày sự thật: Em dâu lên mạng kể xấu mẹ chồng, nhưng ai mới thực sự là người oan ức?