Vệ sinh ở vị trí này của nồi cơm điện sẽ tiết kiệm cả triệu tiền điện mỗi năm
Mẹo nhỏ vào buổi sáng cũng giúp bạn giảm ngay mỡ bụng / Mẹo chọn bơ dẻo ngon, không sợ tẩm thuốc gây hại
Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện
Khi nấu cơm, nhiều hơi nước và cặn bã sẽ tích tụ và bám vào các chi tiết của nồi cơm điện. Khi nguồn điện dẫn đến các thiết bị này để nồi hoạt động thì bị những chất cặn bã này cản trở làm hao phí điện năng. Không những thế, sau một thời gian sử dụng, nhiều loại nồi thường có dấu hiệu nấu cơm lâu hơn, nấu không ngon, có cháy, không chín đều, hoặc xuất hiện mùi khét lạ,...
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu này là việc vệ sinh nồi không cẩn thận. Khi lau chùi nồi cơm điện, không những lau sạch phần bên ngoài, nắp nồi và ruột nồi, bạn còn cần phải làm sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi, hay còn gọi là mâm nhiệt.
Mâm nhiệt là 1 trong những bộ phận quan trọng quyết định tới tuổi thọ nồi cơm điện, chất lượng cơm nấu và giá thành nồi, nhưng lại thường bị dính cơm, bụi bẩn,... và ít được chú ý.
Van thoát hơi thông minh của nồi cũng nên vệ sinh đều đặn để đảm bảo những cặn thức ăn, nước không đọng lại trong van giúp van hoạt động tốt, chống trào hiệu quả, giữ lại nhiều dưỡng chất có sẵn trong thực phẩm.
Vì vậy, bạn cần luôn vệ sinh nồi cơm điện từ thân nồi đến lòng nồi để nồi nấu cơm nhanh hơn, ngon hơn và lại tiết kiệm điện.
Cách vệ sinh nồi cơm để tiết kiệm điện
Thường xuyênvệ sinh, chà sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi. Đây là cách để tiếp nhiệt đều cho toàn bộ nồi, nấu cơm nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn.
Nồi cơm điện thường được sử dụng trong một thời gian dài nhưng chỉ được vệ sinh chủ yếu ở phần vỏ nồi và nắp đậy.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít dấm trắng. Sau đó đổ giấm trắng vào bề mặt xốp rửa bát.
Tiếp đó dùng vị trí thấm nhiều giấm để lau sạch vết bẩn và cặn bám ở đế nồi.
Dùng miếng lau để chà xát phần đế nồi.
Thấm lại giấm một lần nữa.
Sau khi đế được thấm giấm, bạn có thể để nồi trong khoảng 10 – 15 phút rồi tiếp tục lau lại.
Tiếp tục dùng khăn ướt để lau sạch vết bẩn, đồng thời hút phần giấm còn xót lại trên bề mặt đế nồi.
Nếu phần đế vẫn còn sót lại bụi bẩn, tiếp tục dùng giấm trắng để cọ lại thêm 2 – 3 lần.
Cuối cùng, dùng khăn giấy khô để lau sạch vết bẩn. Nồi cơm sáng đẹp, sạch bóng sẽ giúp nấu cơm nhanh hơn, tiết kiệm điện hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp
Cho vợ 200 triệu, người chồng bàng hoàng phát hiện vợ có 7 đời chồng và bỏ rơi 6 con riêng
Món ăn đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ, nhìn thì đáng sợ nhưng lại cực ngon và tốt cho sức khỏe