Đời sống

18 món ăn của người đồng bào thu hút thực khách tới Điện Biên

Nền ẩm thực phong phú của các dân tộc ở Điện Biên làm mê đắm khách du lịch.

Loại quả trông sần sùi, xấu xí lại là đặc sản 4 năm mới có một lần ở Đồng Nai / Về Bình Định thưởng thức bún rạm - đặc sản trứ danh, 'đi xa là nhớ' của đất võ

Cá nướng (Pa pỉnh tộp)

Nguồn: cakhotranluan.com

Pa pỉnh tộp là món ăn cổ truyền của dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Đây là món ăn quý, rất được trân trọng. Người Thái có câu: "Gà tơ tần đem đến. Không bằng pa pỉnh tộp đem cho". Pa pỉnh tộp từ lâu đã nổi tiếng là món ăn đặc trưng của ẩm thực dân tộc Thái, được nhiều người biết đến.

Kết hợp khéo léo các loại gia vị độc đáo, món cá nướng Pa pỉnh tộp mang đậm hương vị Tây Bắc. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ... Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn.

Nộm da trâu

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180720/5_393196_1.jpgNguồn: Dacsantaybac

Món nộm này chỉ được làm khi gia đình có hiếu hỷ, hoặc nhà có khách quý, bởi sơ chế rất mất thời gian. Da trâu làm sạch, thái mỏng, đập giập, ướp nhiều gia vị. Nộm da trâu trộn với măng rừng và mùi tàu, rau thơm và mắc khén, ăn giòn sật, có thể chiều lòng cả những vị khách khó tính nhất.

 

Thịt trâu gác bếp

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180720/cookyrecipe636595280570239215.jpgNguồn: Vntrip.vn

Thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc ở Điện Biên. Thịt trâu ngon thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều.

Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại, hoặc nướng bằng than hoa. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.

Nậm pịa

 

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180720/wanderlusttipsnampiadacsantaybaclamtuphannoncuadongvat1_1.jpgNguồn: Wanderlusttips

Nậm pịa được làm từ ruột non của trâu, bò hoặc dê. Ruột non làm sạch, nhồi thêm thịt, tiết tươi, đuôi dạ dày, cuống tim… kèm theo gừng, sả, mắc khén, ớt, lá chanh băm. Sau đó, cho vào nồi đun sôi để tạo món ăn sền sệt. Nậm pịa ăn nóng rất ngon. Du khách ăn không quen có thể thấy hơi đắng lúc đầu nhưng càng ăn càng cảm thấy ngọt và thơm hơn.

Gà nướng mọi

Gà nướng mọi có mùi thơm ngậy, màu sắc rất cuốn hút. Sơ chế gà thật sạch, sau đó mổ phanh, bẻ ngửa mở cánh hai bên rồi kẹp vào vỉ nướng trên than hoa cách mặt lửa từ 15 đến 20 cm đến khi gà săn lại, da vàng đậm thì có thể ăn được. Gà nướng xong có vị ngọt, khi ăn chấm với muối hạt giã trộn ớt.

 

Lợn bản hấp lá chuối

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180704/lon-ban-hap-la-chuoi.jpg

Nguồn: dienbien.tintuc.vn

Thịt lợn là món ăn quen thuộc với mọi vùng miền, nhưng thịt lợn hấp lá chuối của người Thái lại là món ăn có vị lạ cực kỳ ấn tượng. Miếng thịt hấp lá chuối phải là thịt ba chỉ tươi, có cả nạc lẫn mỡ, lọc bỏ bì và dùng giấy ăn thấm khô, băm nhỏ, ướp gia vị rồi gói lại bằng lá chuối và mang đi hấp. Miếng thịt hấp nóng hổi, nức mũi với mùi thơm của mùi tàu, húng chó, hạt mắc kén, khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngon.

Lạp sườn gác bếp

 

Kết quả hình ảnh cho lạp sườn hun khói

Nguồn: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Nhân lạp sườn (lạp xưởng) dùng loại thịt nửa nạc nửa mỡ rửa sạch rồi lọc bỏ lớp bì, thái thành miếng nhỏ sau mang ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, và một số gia vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây bắc. Khói bếp sẽ tạo ra hương thơm đặc trưng và độ ngậy vừa phải cho món ăn. Vị ngon thơm, béo ngậy của lạp sườn gác bếp có thể thuyết phục cả những thực khách khó tính nhất.

Gỏi cá

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180716/goi.jpgNguồn: https://mytour.vn

 

Cá trắm, cá mè còn tươi sống, lột bỏ xương và da lấy phần thịt trộn đều với rau rừng và rau thơm, cuối cùng cho thêm nước măng chua. Đặc trưng của món ăn này là không bị tanh, nước măng làm chín thịt cá, hương mắc khén và hoa chuối rừng sẽ bật lên vị chát nhẹ và chua dịu.

Chân giò hầm rượu táo mèo

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180704/chan-gio-ham-ruou-tao-meo.jpg

Nguồn: dienbien.tintuc.vn

Rượu táo mèo không chỉ là thức uống đặc sản Tây Bắc mà còn là nguyên liệu để chế biến món ăn của người dân nơi đây. Rượu táo mèo ninh với xuyên khung, hoa hồi, thảo quả, sau đó lấy nước hầm chân giò sẽ tạo được một món ăn bổ dưỡng. Chân giò ninh có màu nâu cánh gián, thịt dẻo giòn, thơm ngon béo ngậy.

 

Măng rừng luộc chấm chẳm chéo

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180704/mang-rung-luoc-cham-cham-cheo.jpg

Nguồn: Dacsantaybac

Chẳm chéo là thứ nước chấm đặc trưng của núi rừng, thường ăn kèm với nhiều món ngon trong đó có măng rừng luộc. Miếng măng non đắng sẽ tròn vị hơn khi ăn cùng chẳm chéo có vị cay của ớt và hạt tiêu, cay tê của mắc khén, thơm nồng hạt dổi, rau mùi.

Xôi tím

 

Kết quả hình ảnh cho xôi tím

Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

Nếu bạn đã từng thưởng thức món ăn của đồng bào dân tộc Thái tại Tây Bắc thì có lẽ không thể quên được hương vị của món xôi tím dẻo thơm lại đẹp mắt. Gạo để nấu xôi là những hạt to và mẩy đều, vo sạch, ngâm thật kỹ rồi nhuộm bằng lá tím chỉ có ở vùng cao. Hạt xôi chín mềm, dẻo và không dính tay, lên màu tím tươi và bóng mẩy, khi ăn chấm với muối vừng rất ngon miệng.

Xôi ngũ sắc

Kết quả hình ảnh cho xôi chim tây bắcNguồn: trithucvn.net

 

Xôi ngũ sắc từ lâu đã được biết đến là đặc sản ẩm thực của vùng Tây Bắc. Những ai đã được tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp của mâm xôi ngũ sắc, ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt và được nếm miếng xôi dẻo quánh, béo ngậy do chính tay người Thái làm, chắc hẳn sẽ không thể quên được món ăn vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng này.

Cơm lam

Hình ảnh có liên quan

Nguồn: maichautrip.com

Từ món ăn đơn giản, được chế biến bởi những người đi rừng, ngày nay cơm lam trở thành một món đặc sản dùng để đãi khách phương xa, và cũng là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Cơm lam thường ăn với muối vừng, muối riềng cùng thịt heo rừng, thịt gà nướng trong ống nứa.

 

Cơm lam chín dẻo, trắng trong và thơm ngon, ăn một miếng cơm lam chấm với muối vừng, thêm một lát thịt heo rừng nướng. Vị thơm thơm của vừng, cái đậm đà của thịt heo rừng nướng hòa quyện với hương thơm của cơm lam tạo nên một món ăn hấp dẫn thấm đẫm hương núi rừng làm say lòng người thưởng thức.

Rêu đá

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180716/reu.jpgNguồn: taybacsensetravel.com

Rêu đá là món ăn không phải ai cũng dám thử, nhưng lại rất ngon và lạ. Rêu sau khi lấy về làm sạch chỉ để được sau hơn 2 tiếng là hỏng nên phải chế biến ngay. Rêu thường mọc ở nơi các nguồn nước chảy mạnh. Có nhiều loại rêu đá nhưng loại được ưa chuộng nhất thường mọc thành sợi dài bám vào mỏm đá ở suối.

Món rêu có thể làm canh, nộm, nướng… Gia vị để tạo nên món ăn này là gừng, rau mùi, mắc khén, có thể thêm ớt nướng giã nhỏ. Khi ăn có vị dẻo thơm, dậy mùi gia vị cay cay, tê tê ở đầu lưỡi.

 

Bắp cải cuốn nhót xanh

http://dulichdienbien.vn/uploads/am-thuc-dien-bien/2016_10/image002.jpg

Nguồn: https://www.fiditour.com

Nhót xanh tươi còn non trên cây được ngắt xuống, rửa sạch lớp phấn còn trắng bên ngoài. Cách ăn của món này là lấy bắp cải, cho nhót, gừng, mùi, lá tỏi vào cuốn rồi chấm với chẳm chéo. Miếng nào miếng ấy đều đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm lừng dù không có thịt.

Nộm hoa ban

 

4 loại hoa quen thuộc, trong đó có hoa ban, hoa gạo có thể nấu thà nh món ngon khó lòng chối từ - Ảnh 5.

Nguồn: http://afamily.vn

 

Những du khách lên Điện Biên vào tháng 3 sẽ thấy ngập sắc ban trắng, ban đỏ, ban tím. Người Thái ở đây thường sử dựng loại hoa và lá ban non để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Nụ và hoa của cây ban vừa hái được làm sạch và luộc qua, sau đó ướp gia vị. Vị chua chát nhẹ thường ăn kèm với các món nướng để đỡ ngấy.

Hoa ban xào măng đắng

4 loại hoa quen thuộc, trong đó có hoa ban, hoa gạo có thể nấu thà nh món ngon khó lòng chối từ - Ảnh 3.

Nguồn: http://afamily.vn

 

Một trong số đó là món hoa ban xào măng đắng - một trong những món ăn đặc trưng của người Thái. Hoa ban sau khi hái về được nhặt và rửa sạch rồi đem trụng sơ với nước nóng, đem xào với măng đắng. Vị đắng của măng kết hợp vị ngọt bùi và hương thơm thoang thoảng của hoa ban sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khi đến với vùng Tây Bắc xinh đẹp.

Rau dớn xào tỏi mẻ

http://imagesfb.tintuc.vn/upload/images/laocai/20180704/rau-don-xao-toi-me.jpg

Nguồn: dienbien.tintuc.vn

Loại rau này chỉ có trên rừng, chế biến khá dễ, có thể luộc, chấm với nước tương, xào tỏi, nấu canh, ngâm chua nhưng xào tỏi mẻ vẫn được nhiều người yêu thích nhất. Rau dớn hái về vẫn còn nhựa, mang xào với tỏi và một chút mẻ làm cho món ăn có vị bùi, ăn giòn mà lại thơm và mềm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm