2 bộ phận của gà là "cao thủ" bơm máu cho cơ thể, tốt cho mắt, chống lão hóa
Bí quyết đi bộ để kiểm soát đường huyết dành cho bệnh nhân tiểu đường / 6 loại rau 'bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc', quý như nhân sâm, bán đầy chợ Việt, ai cũng mua được
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), thịt gà được gọi là "kê nhục". Có nhiều tác dụng ôn trung, ích khí, bổ tinh tủy. Thịt gà thường được sử dụng trong trường hợp như gầy yếu, sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy... Đặc biệt, thịt gà được nhiều người yêu thích vì hương vị ngon, dai giòn và dễ chế biến.
Tuy nhiên, trong cơ thể con gà không chỉ có phần thịt nạc mới là ngon và tốt. Còn có 2 bộ phận cực kỳ bổ dưỡng đó là:Mề gà, tim gà, tuy nhiên không phải ai cũng biết để tận dụng.
Y học Trung Quốc có câu: "Một mề gà bằng 3 vị thuốc", nhằm phần nào khẳng định lợi ích khi tiêu thụ mề gà đúng cách. Mề gà thực chất chính là phần dạ dày của gà, bộ phận này có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp lượng protein và axit amin dồi dào.
Theo y học cổ truyền, mề gà có chứa nhiều dinh dưỡng giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, bổ dạ dày,giảm thiếu máu... Mề gà cũng giàu sắt, đặc biệt là heme - loại chất sắt mà cơ thể rất dễ hấp thụ. Việc ăn mề gà có tác dụng điều chỉnh, ngăn ngừa và giảm thiếu máu do thiếu sắt.
Y học Trung Quốc có câu: "Một mề gà bằng 3 vị thuốc".
Mề gà chứa một lượng lớn vitamin A, do đó ăn mề gà có tác dụng cải thiện thị lực, nhất là giảm mệt mỏi thị giác.
Lưu ý khi ăn mề gà
- Mề gà tuy giòn ngọt nhưng đây là bộ phận dễ tích tụ cặn bã, vi khuẩn, virus từ gà... do đó bạn cần làm sạch mề gà trước tiên. Cách làm sạch mề gà như sau:Moi sạch phân từ mề gà, dùng dao cạo sạch. Bóp với muối trắng và rửa lại với nước thật nhiều lần. Nấu thật chín mề gà trước khi sử dụng.
- Bệnh nhân gút cần kiêng ăn nội tạng gà vì thành phần có purin sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
2. Tim gàTim gà là bộ phận cực kỳ quý giá của con gà. Bởi nó bổ dưỡng và cũng là độc nhất vô nhị trong cơ thể con gà. Đôi khi ra chợ chưa chắc bạn có tiền đã mua được những quả tim gà tươi ngon vì số lượng tim gà vốn không nhiều.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, tim gà có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí, có thể hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu, da sạm, tay chân lạnh và nhiều bệnh khác.
Theo Healthline, tim gà là nguồn giàu vitamin B12, một chất dinh dưỡng thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, hình thành tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, tim gà cũng chứa nhiều kẽm, cần thiết cho sự phát triển của tế bào, hỗ trợ việc chữa lành vết thương và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tim gà cũng là "thuốc" chống lão hóa, không chỉ chứa nguyên tố vi lượng selen, chất chống oxy hóa flavonoid mà còn giàu vitamin A. Những chất này có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, mà còn có tác dụng trì hoãn lão hóa, làm giảm nếp nhăn...
Tim gà là bộ phận cực kỳ quý giá của con gà.
Lưu ý khi ăn tim gà
- Tim gà là một bộ phận thuộc nội tạng gia cầm. Vì thế dù bạn yêu thích hương vị của chúng thì cũng cần hạn chế để không gây bệnh vì nội tạng gà thường nhiều cholesterol và purin.
- Những người bị bệnh gút nên hạn chế ăn thực phẩm chứa purin như tim gà. Bên cạnh đó, những người có mức cholesterol trong máu cao cũng cần tránh ăn nhiều bộ phận này của gà.
- Nên chọn những quả tim có màu đỏ tươi, sáng, tránh mua tim gà màu quá nhợt nhạt hoặc thâm đen.
- Tim gà thường không quá to vì thế bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải. Nên mua tim gà có độ đàn hồi tốt.
- Tim gà sau khi mua về cần rửa sạch với muối, phải loại bỏ lớp mỡ và lớp màng bọc bên ngoài tim trước khi chế biến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?