Đời sống

2 bộ phận của tôm nhiều người cố ăn để "chắc xương" nhưng thực tế ngược lại

Tôm là thực phẩm giàu protein, rất ngon và bổ dưỡng nhưng chuyên gia y tế khuyên không nên ăn 2 bộ phận này bởi có thể gây nguy hại sức khỏe.

Bộ phận "cực độc" ở con bò chứa toàn chất bẩn, nhiều người vô tư chế biến / Bộ phận trên con gà mà nhiều người khoái khẩu lại là "kho chứa mầm bệnh"

Tôm là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, được yêu thích tại Việt Nam. Tuy nhiên, có những bộ phận của tôm không nên ăn bởi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

2 bộ phận của tôm nhiều người cố ăn để

Tôm chứa nhiều canxi, sắt, lipid… rất tốt cho sức khỏe của con người nhưng cũng có những bộ phận gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Vỏ tôm

Nhiều người thường cho rằng ăn tôm thì cần phải ăn cả vỏ để giúp chắc khỏe xương vì phần vỏ tôm mới chứa nhiều canxi. Nhưng sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít.

Thành phần chính của vỏ tôm cứng là do có chứa chất chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nên khi bạn ăn phần vỏ này vừa không ngon vừa chẳng có chất gì đặc biệt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ phần thịt tôm nên bạn cứ ăn phần thịt của tôm là đủ.

 

Đầu tôm

Thói quen của nhiều người là ăn tôm phải ăn cả đầu vì cho rằng đầu tôm chứa nhiều canxi, nhất là phần mắt tôm rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế thì trong đầu tôm có một túi chứa chất thải của tôm nên chứa khá nhiều kim loại nặng như asen.

Khi bạn ăn nhiều đầu tôm quá có thể nhiễm độc cho cơ thể. Đặc biệt, những phụ nữ đang mang thai trong ba tháng đầu có thể gây ra dị tật thai nhi nếu ăn quá nhiều đầu tôm.

Nếu đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen thì không nên ăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

 

2 bộ phận của tôm nhiều người cố ăn để

Tôm có thể chế biến nhiều món ngon nhưng cần tránh ăn vỏ tôm và đầu tôm.

Những ai nên kiêng ăn tôm?

 

Bác sĩ dinh dưỡng nổi tiếng người Trung Quốc tên là Gao Minmin (Khoa Dinh dưỡng, Đại học quốc lập Trung Sơn, Trung Quốc) cho biết người bị bệnh gút, bệnh thận mãn tính cần chú ý hoặc tránh ăn tôm, vì hải sản là một trong những nguy cơ gây bệnh gút, ăn quá nhiều đạm động vật sẽ cũng làm tăng gánh nặng cho thận.

Người đang bị ho:Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người bị đau mắt đỏ:Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

2 bộ phận của tôm nhiều người cố ăn để

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho.

 

Người mắc bệnh gút:Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Người có hàm lượng cholesterol cao:Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm