2 năm 2 đứa, mẹ 9X vẫn nhàn tênh nhờ bí quyết luyện con ngủ xuyên đêm từ khi mới sinh
Nguy cơ giảm thính lực do nghe âm nhạc trên điện thoại thời gian dài / Cách trồng đậu rồng đơn giản tại nhà cho năng suất cao
Với nhiều mẹ bỉm sữa, việc sinh liền nhiều trẻ trong thời gian ngắn sẽ mang lại rất nhiều nỗi mệt nhọc, chán chường khi không thể cân bằng được việc chăm sóc các con nhỏ cùng lúc, nhất là trong vấn đề ăn và ngủ. Thế nhưng, với bà mẹ Lan Hương (27 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội) thì lại khác. Bởi dù "2 năm 2 đứa" (bé Cò hiện mới 22 tháng tuổi và bé Gấu hiện 4 tháng tuổi) nhưng chị vẫn cảm thấy quá trình chăm con diễn ra rất nhẹ nhàng. Bởi mỗi tối, 2 bé đều ngủ xuyên đêm từ 7h30 phút (trong đó bé Gấu còn ngủ từ 7h tối) mà không dậy ăn đêm, giúp chị có nhiều thời gian hơn cho bản thân.
Hai anh em Cò và Gấu cách nhau chỉ 18 tháng tuổi.
"Vì đã chuẩn bị sẵn kiến thức nuôi dạy con khoa học nên mình chủ trương rèn ngủ cho bé ngay từ khi sinh ra. Bé đầu thì vừa làm vừa sửa sai, nên tận 4 tháng mới thành công. Còn bạn nhỏ thì mình đã có kinh nghiệm hơn, tầm 2 tháng đã ổn định rồi. Hiện tại hai bé đều ngủ xuyên đêm từ rất sớm mà không hề dậy ti đêm một chút nào", chị Hương chia sẻ.
Phương pháp luyện ngủ mà chị Hương áp dụng cho con là làm mọi thứ theo quy luật từ khi con mới lọt lòng: "Vì mình tìm hiểu và biết được rằng, bé sơ sinh sẽ học mọi thứ theo quy luật, vậy nên mình cứ tuân theo một trình tự lặp đi lặp lại mỗi ngày từ khi con còn nhỏ. Ví dụ như ngủ dậy là con được ăn, ăn trong lúc thức. Ăn no xong sẽ chơi. Chơi xong đến giờ sẽ đi ngủ lại".
Chị Hương luôn chủ động tìm kiếm các thông tin, phương pháp khoa học trong nuôi dạy con.
Theo chị Hương giải thích, việc lặp đi lặp lại các hoạt động mỗi ngày giúp con nhận biết được việc gì sẽ xảy ra tiếp theo, chủ động đón nhận một cách dễ dàng mà không mè nheo hay chống đối. Trẻ đúc kết quy luật mọi lúc mọi nơi, nên nếu ba mẹ cho quy luật sai là sẽ làm theo ngay, ví dụ nếu trẻ được bú để ngủ, thì tới lúc buồn ngủ sẽ đòi bú. Ẵm khi ngủ, là sẽ không ẵm không ngủ, đặt xuống là thức. Nếu trẻ hở ra khóc là nhét ti mẹ, thì trẻ sẽ chẳng hiểu được vì sao mình khóc cũng bị nhét ti, đói cũng nhét ti mà buồn ngủ cũng nhét ti… Nên đừng đổ cho trẻ khó nếu bố mẹ là người cung cấp quy luật sai.
Vì vậy, khi cho con đi ngủ, chị Hương cũng thực hiện tuân theo trình tự nhất định: Thông báo to, chậm, rõ ràng với con: "Nào con ơi, đến giờ đi ngủ rồi. Mình cùng đi ngủ nhé!", quấn bé, đặt bé xuống giường và đợi con tự xoay sở trong khoảng 5-10 phút trước khi ra ngoài chờ con tự ngủ được. Giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm được phân biệt bằng trình tự ngủ đêm khác biệt hơn một chút, đó là chuỗi hoạt động tắm – massage – thư giãn – chuyện trò hoặc hát – sau đó con ăn và được đặt vào giường, nói lời tạm biệt và mẹ cố gắng giải thích "con sẽ đi ngủ đêm" để bé hiểu, tạo thành thói quen và giúp bé phân biệt từ đó.
Bé Gấu ngủ xuyên đêm từ khi mới chưa đầy 2 tháng tuổi.
Bé Cò ngủ xuyên đêm từ khi 4 tháng tuổi.
Bé Cò nay mới 22 tháng tuổi nhưng rất tự lập.
Thời gian đầu, con sẽ mất khoảng 15-20 phút để khóc nhưng dần dần con sẽ khóc ít đi và đến ngày không khóc nữa, tự ngủ nhanh chóng. Cũng có nhiều khi thấy con khóc nhiều quá và không ngủ được, chị Hương sẽ cho con dùng ti giả để trấn an con. Nói thêm về phương pháp áp dụng, chị Hương cho biết: "Mình dùng phương pháp mạnh nhất (Cry It Out) vì cần thời gian thành công ngắn nhất, đỡ mệt con, mệt mẹ. Cry It Out theo mình hiểu không phải là để mặc con tự khóc mà là cho con cơ hội được tự mình xoay xở, tìm cách đi vào giấc ngủ. Mình tin rằng việc con khóc lúc ngủ không ảnh hưởng đến thần kinh hay tính cách con sau này. Khi rèn con theo phương pháp Cry It Out, dù con khóc rất nhiều nhưng sau đó, ngoài việc con ngủ ngoan hơn thì mình không thấy có hệ lụy nào như con không vui lúc tỉnh táo hay biểu hiện bất thường nào khác. Một giấc ngủ dài sẽ tốt cho con hơn bằng mấy trận khóc. Con sẽ khóc càng ngày càng ngắn đi nếu bố mẹ không bỏ cuộc giữa chừng".
Gia đình Cò - Gấu.
Dù 2 năm 2 đứa, mẹ vẫn có thể xoay xở tốt nhờ việc luyện con ngủ tốt từ khi lọt lòng.
Khi thấy con đã vào nề nếp, có thể tự ngủ, chị Hương tiếp tục giãn cữ đêm bằng cách tăng dần lượng ăn ban ngày, trấn an con bằng ti giả và cuối cùng tiến đến bước cai ti giả. Chị thực hiện việc cai ti giả cho con cũng rất nhanh chóng nhờ phương pháp dùng nút chờ khi con khóc. Nghĩa là chị thông báo trước với con về việc sẽ cai ti giả, rồi khi con khóc giữa chừng đòi ti, chị sẽ chờ để con tự xoay sở và ngủ lại. Mất ít ngày khóc gào nhưng thời gian khóc ít dần đi và cả hai bé đều có thể tự cai ti giả được. Cả hai bé Cò và Gấu đều không còn phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào để ngủ.
Cuối cùng, chị Hương nhắn gửi đến các mẹ khác rằng dù có tự ngủ tốt đi nữa nhưng vẫn có những lúc như là con ốm, hay có lúc 5h sáng đã thức dậy thao láo, thậm chí có tuần khủng hoảng con còn khóc cả đêm không dừng… Chung quy lại là vì con đang phải trải qua rất rất nhiều thứ, làm quen với môi trường đầy sắc màu và phong phú, điều chỉnh cơ thể để tăng cân khá nhiều trong năm đầu, học lẫy, học trườn, học bò, rồi đi, rồi thức ăn, nắng, gió... nên cảm xúc của con rất dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy, các con vẫn cần chính người lớn giúp con vượt qua những biến động bất thường nào. Bố mẹ hãy tìm hiểu kỹ càng hơn để hiểu cho sự thay đổi của con và kiên nhẫn yêu thương con đúng cách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết