3 bước đắp mặt nạ giấy đúng chuẩn bạn phải biết
2 công thức trị tàn nhang rất đơn giản / 3 loại nước giúp bạn thanh lọc gan hiệu quả
Mặt nạ giấy là gì?
![]() |
Ảnh minh họa.
Các loại mặt nạ giấy thường được làm từ sợi bông hoặc cotton, thấm đẫm tinh chất nước hoặc gel đậm đặc. Đây là sản phẩm làm đẹp mang nhiều công dụng khác nhau, điều trị từng vấn đề về da. Mặt nạ giấy luôn nằm trong top những sản phẩm làm đẹp được tìm kiếm.
Công dụng của mặt nạ giấy
Tăng cường độ ẩm, giúp da mịn màng, săn chắc.
Se khít lỗ chân lông, giảm viêm sưng mụn, tàn nhang.
Chống lão hóa da, duy trì độ săn chắc và đàn hồi.
Dưỡng trắng da.
Các bước đắp mặt nạ giấy
Bước 1: Làm sạch sâu da mặt
Thông thường, bạn sẽ làm sạch da mặt với các bước chăm sóc da cơ bản. Thế nhưng, vào những ngày đắp mặt nạ, bạn nên thực hiện các bước làm sạch sâu cho da, điều này cũng tương ứng với việc duy trì thói quen đắp mặt nạ 1 - 2 lần/tuần.
Tẩy trang cho da mỗi ngày: Dù có hay không trang điểm, thì bạn vẫn phải tẩy trang cho da mỗi ngày để loại bỏ các lớp bụi bẩn, lớp trang điểm bám trên da, mà sữa rửa mặt lại không thể làm được điều đó.
Tẩy tế bào chết (1 - 2 lần/tuần): Để loại bỏ các lớp tế bào chết già cằn cỗi, bã nhờn, vi khuẩn ẩn trú trên da, làm thông thoáng lỗ chân lông giúp da hấp thụ tốt các dưỡng chất trong những bước chăm sóc da tiếp theo.
Xông hơi cho da mặt: Giúp các lỗ chân lông được giãn nở. Bạn có thể sử dụng máy xông hoặc thực hiện cách xông hơi truyền thống ngay tại nhà. Đừng quên cho vài giọt tinh dầu vào, để vừa xông hơi vừa thư giãn tinh thần nhé.
Sau khi xông hơi xong, bạn dùng nước hoa hồng để lau nhẹ mặt. Và bắt đầu tiến hành đắp mặt nạ giấy khi da đã có dấu hiệu hơi khô.
Bước 2: Quan trọng vẫn là thao tác “đúng chuẩn”
Hoàn thành xong các bước làm sạch sâu da mặt, bạn lấy miếng mặt nạ ra khỏi bao và nhẹ nhàng đắp lên da mặt, lưu ý là mặt nạ khi đắp lên mặt phải vừa khít với vùng trán. Sau đó, dùng tay miết nhẹ mặt nạ đều ra các vùng vũi, cằm, hai bên má và mắt. Khi tháo mặt nạ, đừng quên massage mặt nhẹ nhàng, để các dưỡng chất thẩm thấu vào da.
Thời gian đắp mặt nạ giấy cho da tốt nhất là từ 15 - 20 phút, và cũng tùy thuộc vào loại mặt nạ bạn lựa chọn. Chính vì thế, mà bạn hãy luôn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé, để tránh làm phản tác dụng của mặt nạ. Ngoài ra, nếu thích bạn có thể bỏ mặt nạ vào tủ lạnh trong vòng 10 phút, để tạo cảm giác sảng khoái, mát lạnh khi đắp.
Bước 3: Dưỡng da sau khi đắp mặt nạ
Sau khi đắp mặt nạ xong, bạn tiếp tục thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo như sau:
Sử dụng nước cân bằng da (toner) để lau mặt, đồng thời cân bằng độ pH cho da.
Cuối cùng là khóa ẩm cho da bằng serum và kem dưỡng da, để ngăn chặn độ ẩm từ mặt nạ thoát khỏi da.
Như vậy là bạn đã thực hiện xong các bước đắp mặt nạ giấy đúng cách rồi đấy! Giờ thì chỉ còn chờ đợi mặt nạ phát huy tối đa hiệu quả của chúng thôi. Hẳn là bạn sẽ có một làn da căng mịn, khỏe khoắn và căng tràn sức sống để đón chào những ngày hè rực rỡ sắp đến rồi đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Không nên cho '3 thứ này' vào tủ lạnh, sẽ làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh và gây 'nguy hiểm', giờ bỏ ra cũng chưa muộn
Chồng ném 500 triệu yêu cầu tôi ở nhà, chưa kịp mừng thì mẹ đẻ gọi điện báo tin sốc!
Mẹ chồng âm mưu chiếm hết tài sản cho con riêng, tôi lạnh lùng tung ra bằng chứng khiến bà chết lặng
Tại sao nhiều người kê tiền dưới gối? Hóa ra nó có ảnh hưởng lớn như vậy
4 loại 'hoa đẹp' đuổi muỗi 'kỳ cựu', trồng một chậu ngoài ban công, muỗi không dám bén mảng

Thầy phong thủy nói: Không nên đặt thêm 3 thứ trước cửa nhà, sẽ “ảnh hưởng đến phúc khí”. Chẳng trách gia đình “nghèo khó bấy lâu nay”