3 dấu hiệu trong “ngày đèn đỏ” cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung đang ngầm phát triển, mọi phụ nữ đều nên biết để phòng tránh
Nếu bạn bị ung thư phổi, cơ thể sẽ phát ra 4 tín hiệu này / Ở tuổi trung niên, nếu bạn muốn tránh xa ung thư, 4 điều này cần được thực hiện
Hiện nay, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa lớn thứ hai ở phụ nữ Trung Quốc. Mỗi năm có 135.000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và 53.000 người trong số họ qua đời. Vậy nên nhiều chuyên gia trong ngành đã khuyên rằng, nếu bạn có 3 dấu hiệu này trong kỳ kinh nguyệt thì hãy lập tức đi xét nghiệm HPV – một phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung:
1. Đau bụng dai dẳng
Không một phụ nữ nào là không cảm thấy đau đớn và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt cả. Thế nên họ luôn nghĩ, việc đau bụng hay đau nhức lúc này là chuyện hiển nhiên. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu tiền thân của ung thư cổ tử cung mà chị em rất hay bỏ qua.
Ảnh minh họa.
Theo đó, lúc cơ thể mắc ung thư cổ tử cung, các tế bào ung thư sẽ chèn ép dây thần kinh chậu. Từ đó làm tác động đến vị trí của các mạch máu lớn, khiến phụ nữ luôn cảm thấy đau bụng và đau nhức dai dẳng liên tục. Nếu khỏe mạnh thì cơn đau này sẽ chấm dứt ngay sau "mùa dâu", ngược lại nếu bạn đau bụng liên tục kèm theo đau chân nữa thì đừng bất cẩn, hãy đi khám ngay để chẩn đoán kịp thời.
2. Dịch tiết bất thường trong kỳ kinh nguyệt
Dịch tiết không đều là một dấu hiệu khá rõ nét của bệnh ung thư cổ tử cung, chẳng hạn như có máu và mùi tanh.
Do cấu trúc đặc biệt của cơ thể phụ nữ, nhiều chị em thỉnh thoảng gặp phải tình trạng "tiểu không tự chủ" trong kỳ kinh nguyệt. Nói cách khác, chúng ta đang đề cập đến sự tiết dịch bất thường do ung thư cổ tử cung. Khi cơ thể bắt đầu có mầm mống bệnh, dịch tiết do ung thư cổ tử cung sẽ chảy ra liên tục, đến mức ướt cả đồ lót.
Bên cạnh đó, các loại dịch tiết này thường có mùi tanh rất khó chịu, đôi lúc còn có mùi và lẫn cả máu hay mủ. Tốt nhất thì chị em vẫn nên chủ động đi khám phụ khoa để xác định rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
3. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Trên thực tế luôn có nhiều phụ nữ mắc chứng kinh nguyệt không đều, đó là điều bình thường. Thế nhưng, chu kỳ kinh nguyệt không đều lại là một vấn đề khác. Có lúc bạn lại "rớt dâu" buổi sáng, nhưng cũng có hôm lại vào buổi tối.
Ngoài ra, nếu vừa có chu kỳ kinh nguyệt không đều mà thời gian có kinh cũng kéo dài (hơn 1 tuần), bạn cần thật sự chú ý đến khả năng mắc ung thư cổ tử cung. Lúc này, cần đi kiểm tra HPV càng sớm càng tốt để vừa chẩn đoán bệnh, lại vừa hiểu rõ tình trạng thể chất của mình là thế nào.
Ngoài việc đi khám sớm để phát hiện tình trạng bệnh kịp thời, chị em cũng cần phải chủ động ngăn ngừa bệnh thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học hay chăm sóc vùng kín cẩn thận hơn. Thêm vào đó, hãy tiến hành ngay 3 cách này để việc chống ung thư cổ tử cung được hiệu quả hơn:
- Tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV: Phụ nữ hãy cố gắng tiêm vắc-xin HPV càng sớm càng tốt. Đây hiện là loại vắc-xin duy nhất có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tính đến thời điểm hiện tại.
- Khám sức khỏe định kỳ: Đây là việc mà ai cũng nên làm đều đặn chứ không riêng gì phụ nữ, đặc biệt là những người đã và đang có gia đình. Một khi đã phát hiện dấu hiệu bất thường, bệnh sẽ được chữa khỏi kịp thời.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Một chế độ ăn uống hợp lý có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài việc bổ sung protein và vitamin hàng ngày, bạn cũng phải chú ý tập thể dục để có thể duy trì sức khỏe tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?