3 điều đại kỵ khi ăn mộc nhĩ
Trứng gà cực bổ nhưng "đại kỵ" với những loại thực phẩm này, chớ dại ăn thử kẻo ngộ độc / Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người sau
Mộc nhĩ có tên khác: Nấm tai mèo, nấm mèo, bạch mộc nhĩ. Tên khoa học: Auricularia polytricha (Mont.) Sace., họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae).
Tác dụng của mộc nhĩMộc nhĩ rất giàu vitamin nhóm B và nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học khác như polysaccharid giúp cải thiện chức năng tim.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Mycobiology, mộc nhĩ giúp kiểm soát mức cholesterol và giảm 40% chỉ số xơ vữa động mạch. Đây là thước đo được sử dụng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim và sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thrombosis and Haemostasis, các nhà nghiên cứu đã điều tra hàm lượng adenosine trong mộc nhĩ. Adenosine là sản phẩm phụ hóa học từ quá trình chuyển hóa tế bào trong cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình đông máu, huyết áp và sức khỏe của tim.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng một gam mộc nhĩ khô chứa 154 mcg adenosine, ngoài ra mộc nhĩ còn có các hóa chất không xác định khác góp phần vào khả năng ức chế đông máu và ngăn chặn kết tập tiểu cầu.
Các polysaccharid trong mộc nhĩ cũng được phát hiện có tác dụng đông máu, kết tập tiểu cầu có lợi cho việc tiêu huyết khối. Mannose, glucose, axit glucuronic và xyloza đã được chứng minh là có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và đông máu. Điều này có thể giúp cải thiện tuần hoàn, ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ và tổn thương động mạch có thể dẫn đến bệnh tim.
Chống oxy hóaMộc nhĩ đặc biệt giàu chất chống oxy hóa. (Ảnh: ITN).
Mộc nhĩ đặc biệt giàu chất chống oxy hóa. Hoạt động chống oxy hóa của nó đã được chứng minh là có lợi trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các rối loạn thoái hóa như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí quốc tế về nấm dược liệu cho thấy việc ăn mộc nhĩ nấu chín có thể bảo vệ não chống lại hai tình trạng suy nhược.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm cho thấy đun sôi chín mộc nhĩ có thể tăng cường hơn nữa hoạt động chống oxy hóa của chúng.
Tăng cường miễn dịchβ-glucan exopolysacarit thu được từ mộc nhĩ có đặc tính kích thích miễn dịch. Chúng tăng cường hoạt động của thực bào - tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách ăn các phần tử lạ, vi khuẩn và tế bào chết hoặc sắp chết.
Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí quốc tế về nấm dược liệu cho thấy mộc nhĩ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của Escherichia coli và Staphylococcus aureus, hai loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở người.
Sức khỏe tiêu hóa
Mộc nhĩ rất giàu chất xơ tiền sinh học ở dạng beta glucans. Đây là những chất xơ khó tiêu hóa giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt (men vi sinh), trong hệ vi sinh vật. Mộc nhĩ cũng chứa prebiotic hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe tiêu hóa, cải thiện trao đổi chất và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Mộc nhĩ chứa khoảng 71% chất xơ không hòa tan. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất xơ này có thể được chuyển hóa bởi vi khuẩn trong ruột kết để tạo ra một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn (SCFA) – chủ yếu là axit axetic, propionic và butyric. Những SCFA này cung cấp nhiên liệu cho các tế bào lót thành ruột, từ đó hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về ruột kết.
Những người không nên ăn mộc nhĩMộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.
Người tiêu hóa kémDo mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn... không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.
Người có cơ địa dị ứngDo mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.
Đại kỵ khi ăn mộc nhĩ
Mộc nhĩ khô ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Do đó cần lưu ý, thời gian ngâm không nên quá 30 phút. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn gây nguy cơ ngộ độc. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê rất nguy hiểm.
Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến thành món ăn.
Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóngNhiều người muốn mộc nhĩ nở nhanh thường ngâm mộc nhĩ vào nước, tuy nhiên cách này tuyệt đối không được làm. Do trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.
Không ăn mộc nhĩ tươiTuyệt đối không được ăn mộc nhĩ tươi vì có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.
Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.
Ngoài ra, khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín kỹ hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng. Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ khi mới chín tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người