3 điều không nên làm khi ăn rau muống ai cũng phải nhớ
Rau muống là món ăn bình dân, quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam. Không những rẻ, loại rau này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C... Đây là những chất cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm.
Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Vào mùa hè oi bức, còn gì có tác dụng giải nhiệt và ngon miệng hơn một bát canh rau muống với sấu dầm. Tuy nhiên, khi ăn rau muống cần phải chú ý những điều sau để không gây hại cho sức khỏe:
Không ăn rau muống sống hoặc chưa chín
Rau muống thường là nơi trú ngụ lý tưởng của một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên gọi là Fasciolopsis Buski.
Khi ăn rau muống sống hoặc chưa được luộc kỹ, loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào trong ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó xâm nhập vào tất cả các bộ phận trên cơ thể, gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng...
Kinh khủng hơn, ký sinh trùng này còn có thể chui vào máu, theo đường máu di chuyển đến tất cả các bộ phận cơ thể. Sau 1 thời gian, trứng sẽ nở và trở thành sán trưởng thành, gây ra các bệnh mãn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...
Nếu không được phát hiện kịp thời, loại ký sinh trùng này có thể gây ra những biến chứng nặng dẫn tới tử vong.
Không ăn rau muống nước
Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc do quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa. Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được xịt vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn.
Ai không nên ăn rau muống?
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gút và các bệnh viêm nhiễm đường tiết liệu do sỏi thận, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Tuy nhiên, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi trong rau muống rất cao.
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống. Người đang có vết thương, mụn nhọt trong quá trình hồi phục, nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, những người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn