Smartphone ngày càng mạnh nhưng độ bền ngày càng kém
Meghan Markle bị cho là không quan tâm gia đình nhà chồng khi cấm Harry về Anh nhưng đối với mẹ đẻ lại trái ngược hoàn toàn / Vừa đến Mỹ, vợ chồng Meghan Markle nhận cảnh báo về khó khăn tài chính, nỗi lo lắng ngày một tăng lên
>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ ĐIỆN THOẠI
Cuộc cách mạng của kính cường lực trên smartphone
Năm 2014, Samsung ra mắt chiếc Galaxy S5 với mặt lưng bằng nhựa, thậm chí đục lỗ trên bề mặt tạo cảm giác như bề mặt cao su. Thiết kế này của sản phẩm khiến không ít người dùng tỏ ra thất vọng, kèm theo không ít lời chê bai, thậm chí gọi S5 là “một cục nhựa rẻ tiền”.
Sang đến năm sau, các kỹ sư của Samsung đã rút kinh nghiệm và cho ra mắt một thế hệ Galaxy S6 Edge thực sự ấn tượng với màn hình cong, khung viền kim loại, và mặt lưng cũng được làm từ kính bo cong nhẹ. Sự thay đổi này của Samsung tạo ra bước chuyển trong ngành công nghiệp smartphone.
Theo thống kê của Counterpoint Research, chỉ có khoảng 7% smartphone với mặt lưng kính vào năm 2016, nhưng con số này đã tăng lên thành 60% vào năm 2020.
Trào lưu dùng kính trên smartphone được xem là giúp gia tăng độ hoàn thiện và cảm nhận tổng thể của thiết bị, giúp nó trông hấp dẫn hơn, cao cấp hơn.
Apple đã bắt đầu sử dụng mặt lưng kính trên sản phẩm của mình từ các mẫu iPhone 8. Trong khi đó, Samsung thậm chí trang bị mặt lưng kính cho các dòng điện thoại Galaxy A ở phân khúc cận cao cấp.
Với sự phổ cập này, smartphone thuộc mọi phân khúc và quốc tịch có diện mạo mới, giúp nâng tầm chất lượng trên sản phẩm. Tuy nhiên, có một vấn đề đã nảy sinh...
Những "con khủng long" có lớp da mỏng manh
Smartphone ngày nay đa phần hầu hết có hiệu năng ấn tượng, cho phép nó chơi game, xem phim trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí kiêm luôn vai trò của máy tính, máy ảnh kỹ thuật số.
Tuy nhiên, bạn sẽ bất ngờ với tần suất người dùng "tàn phá" chiếc điện thoại của mình. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Square Share vào năm 2018 cho thấy 66% chủ sở hữu smartphone đã làm vỡ điện thoại, dẫn tới việc phải thay thế, sửa chữa chỉ sau một thời gian ngắn.
Trong đó, 29% số trường hợp ghi nhận smartphone bị rạn nứt do rơi vỡ, và có đến 59% người dùng chẳng buồn bận tâm đến việc sửa chữa thiết bị của họ. Thay vào đó, họ chọn mua một chiếc smartphone mới.
Thực tế đã lý giải nguyên nhân tại sao chúng ta lại có suy nghĩ này. Đa số các điều khoản khi mua không đi kèm bảo hành rơi vỡ cho smartphone.
Tức là nếu chẳng may làm rơi hoặc để xảy ra va đập, bạn chỉ có cách duy nhất là đem đi sửa. Trong khi đó chi phí để thay thế màn hình hoặc mặt lưng kính phía sau có thể lên tới 1/3 tổng giá tiền của sản phẩm.
>> Xem thêm: Google Chrome sẽ giảm hao pin và dữ liệu di động từ quảng cáo
Những chiếc smartphone có mặt lưng kim loại và nhựa không còn phổ biến do mặt kính giúp sản phẩm nhìn sang trọng hơn, cao cấp hơn.
Trang tin Phone Arena nhận định các nhà sản xuất ngày nay dường như ít quan tâm đến độ bền sản phẩm, và thực tế cho thấy họ không có lý do gì để làm điều này. Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào tính năng mới như màn hình thác nước, viền mỏng,... Điều này càng khiến smartphone trở nên mỏng manh hơn.
>> Xem thêm: Xiaomi Redmi Note 9 ra mắt tại Việt Nam, giá 4,99 triệu đồng
Tất nhiên, bạn luôn có thể đeo ốp lưng cho smartphone để cải thiện đồ bền, nhưng lại không thể phủ nhận rằng chính nó cũng chính là thứ "giết chết" thiết kế của sản phẩm.
>> Xem thêm: Công nghệ sạc nhanh khiến tuổi thọ pin smartphone bị hao mòn
Statista gửi một thống kê có phần "cay đắng" khi tới 79% người dùng sau khi bỏ hàng ngàn USD để sở hữu một chiếc điện thoại cao cấp, lại thường kết thúc với mặt lưng bằng nhựa hoặc cao su của một chiếc ốp lưng.
>> Xem thêm: Đánh giá chi tiết Realme 6, giá từ 5,99 triệu tại Việt Nam
Nhớ lại những năm thập niên 2000, khi điện thoại di động còn là những thiết bị phổ thông chỉ phục vụ mục đích nghe gọi. Có lẽ ắt hẳn ít ai bị hỏng điện thoại vì một cú rơi trực diện, hoặc va đập cơ bản như với smartphone ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Ứng dụng công nghệ trong phòng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử