Đời sống

3 loại rau trong mùa hè bạn cần thận trọng trong khi ăn

Mỗi loại rau có một đặc tính khác nhau, phù hợp với 1 nhóm người khác nhau. Vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng khi ăn.

5 sai lầm khi ăn cà chua dễ ảnh hưởng tới sức khỏe, chớ dại đụng đũa mà rước họa / 5 loại nấm là "thần dược" cho sức khoẻ, giúp giải độc, tăng cường sức khỏe mỗi ngày

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau tốt cho sức khỏe mà nhiều người thường ăn đặc biệt vào mùa hè

Rau mồng tơi là loại rau tốt cho sức khỏe mà nhiều người thường ăn đặc biệt vào mùa hè

Là loại rau tốt cho sức khỏe mà nhiều người thường ăn đặc biệt vào mùa hè rau mồng tơi mát thanh nhiệt nên là món rau nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn rau mùng tơi. Theo các bác sĩ Đông y, những người bị sỏi thận, tiêu chảy nên tránh ăn rau này.

Rau mùng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric.

Hàm lượng acid uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.

Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

 

Những “tác dụng phụ” cần lưu ý của rau má

Thực tế rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là một dược thảo, chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Rau má cũng có thể có một tác dụng phụ làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.

Tóm lại, rau má là loại thảo dược tốt cho sức khỏe nhưng nếu quá liều sẽ không tránh khỏi những “tác dụng phụ” không mong muốn của nó. Hãy nhớ dùng “đúng liều” với loại dược thảo này.

 

Những điều cần chú ý khi ăn rau muống

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gút và các bệnh viêm nhiễm đường tiết liệu do sỏi thận, huyết áp cao không nên ăn ra muống. Tuy nhiên, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi trong rau muống rất cao.

Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.

Những người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.

Người đang có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình hồi phục, nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm