Đời sống

3 phần của thịt heo ngon, bổ, rẻ có thể các bà nội trợ chưa biết

Có những bộ phận của con heo rất ngon, giá lại rẻ nhưng hiếm chị em nào biết chọn mua về chế biến. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp chị em cải thiện bữa ăn gia đình độc đáo, ngon miệng hơn.

Trứng gà, vịt, ngỗng, trứng nào bổ nhất? / Chế biến thịt sai cách có thể khiến cả gia đình bị bệnh

1. Thịt má heo

Má heo là phần thịt nằm ở phần đầu của con heo, được lọc từ thịt thủ, bỏ cả phần tai heo. Má heo có đặc điểm là rất ít thịt, chủ yếu lớp da bên ngoài khá dày và cứng cùng với xương hàm, tuy vậy, má heo cũng được đánh giá là một bộ phận cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể người sử dụng. Thịt má heo khi ăn vừa giòn giòn, có phần da giày kèm mỡ cứng nhưng không gây ngấy như các phần thịt mỡ heo khác.

Mặc dù trông không bắt mắt như các phần khác nhưng thịt ở má lợn khi nấu lên đem lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.

Má heo xào xả ớt

Ảnh minh họa.

Nguyên liệu:

300gr má heo

Nước mắm, đường trắng, hạt nêm, muối, sate, tương ớt, dấm

Xả, hành tím, tỏi, ớt đỏ, gừng

Cách chế biến:

 

 

- Má heo rửa sạch với dấm và chà xát với muối trong 5 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Gừng, hành tím gọt vỏ, thái lát. Xả đập dập, cắt khúc. Bỏ tất cả vào nồi, luộc trong vòng 20 phút. Khi má heo đã chín, bỏ vào thau nước đá ngâm 5 phú rồi lất ra thái mỏng.

- Xả, tỏi, ớt băm nhuyễn. Sau đó cho thêm đường hạt nêm, sate, tương ớt vào chén nước mắm trộn đều. Nếu muốn ăn cay thì cho ớt bột vào thêm.

- Cho dầu vào chảo bắc lên bếp, đợi dầu nóng cho hỗn hợp xã bằm vào xào cho thơm. Sau đó cho phần má heo đã cắt vào xào cùng cho phần má heo săn lại. Cho chén nước sốt vào. Nêm nếm cho vừa để 5 phút rồi tắt bếp, bày ra đĩa là có thể thưởng thức.

2. Đuôi heo

Nhiều bà nội trợ không thích đuôi heo vì nghĩ rằng phần này là phần cuối cùng của con lợn, kém hấp dẫn và không bao giờ mua về chế biến.

 

- Thực tế, đây là phần thịt rất ngon của con heo, lại rất bổ dưỡng, tốt trong việc phòng và điều trị bệnh thấp khớp. Trong phương pháp thực trị của đông y, đuôi heo thường được dùng dưới dạng ninh nhừ cùng với một số dược liệu có tác dụng bổ thận, ích tinh, kiện cường gân cốt, kiện tỳ vị, thông khí hoạt huyết.

Đuôi heo hầm củ sen:

Nguyên liệu:

Đuôi heo

Củ sen

 

Hành tím, hành lá, rau ngò

Muối, bột ngọt, mắm, đường, hạt tiêu

Cách chế biến:

 

 

- Củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc ngắn, đập hơi dập.Hành lá, rau ngò rửa sạch, cắt khúc. Hành tím nướng chín, bóc vỏ

- Đuôi heo chặt thành từng miếng, rửa sạch, rồi chặt khúc từ 3~4 cm, cho vào nồi nước lạnh với 1 thìa café muối và đầu hành. Đun sôi, vặn nhỏ lửa rồi hớt bọt, sau đó để lửa nhỏ cho sôi liu riu.

 

- Sau khi Hầm đuôi heo khoảng một giờ thì cho củ sen cùng hành tím và 2 thìa café nước mắm. Hầm khoảng một giờ khi thấy củ sen mềm là được. Múc canh ra tô rắc ít hành lá, rau ngò và hạt tiêu.

3. Xương lưỡi liềm

- Nhiều người tự hỏi xương lưỡi liềm là phần nào của con lợn? Trên thực tế, vị trí của bộ phận này nằm ở ngã ba của phần chân trước con lợn, nơi có chiếc xương giống lưỡi liềm. Phần xương này thường bị vứt bỏ, nhưng thực chất lại thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng.

Xương heo hầm bí đỏ

Nguyên liệu:

 

Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng vuông

Xương lưỡi liềm heo

Tỏi băm

Xì dầu, mắm, muối tiêu, dầu ăn

Cách chế biến:

 

 

- Xương heo rửa sạch, trụng với nước sôi để khử mùi tanh. Sau đó ướp với chút muối và tỏi băm sau đó xào sơ qua với giấm táo. Sau đó đổ nước vào hầm xương khoảng 40 phút. Lưu ý là phải vớt bọt liên tục cho nước trong.

- Khi xương đã ninh kỹ, cho bí đỏ vào hầm cùng thêm khoảng 10 phút rồi nêm gia vị vừa ăn.

- Trình bày ra đĩa và thưởng thức.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm