3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Uống nước theo cách này là đang tự "đầu độc" chính mình, rất nhiều người mắc phải / Ăn 5 món này vừa sạch ruột vừa loại bỏ mầm mống ung thư đại trực tràng
Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu
Mẹ bầu cần chú ý chế độ ăn những tháng cuối thai kỳ. Nguồn ảnh: Internet
Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Do đó, mẹ có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và đầy đủ sẽ giúp bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và chậm phát triển cả thể chất lẫn tinh thần khi lớn lên. Tuy nhiên, khi bà mẹ ăn quá nhiều so với nhu cầu khuyến nghị sẽ gây ra dư thừa năng lượng và tích tụ trong cơ thể. Kết quả sẽ làm cho mẹ tăng cân, tích trữ nhiều chất béo. Đây có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về tim, đột quỵ hoặc trầm cảm.
Vì thế, các sản phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai, điều này sẽ giúp cho bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đứa trẻ được sinh ra đủ dinh dưỡng có thể có IQ cao hơn những đứa trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trí thông minh còn được quyết định bởi gen, dinh dưỡng đóng vai trò hỗ trợ nhưng vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của bé.
Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của bà mẹ sẽ có thay đổi về trọng lượng và lớn hơn so với hai giai đoạn trước.
Thai nhi.
Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã có thể bị suy dinh dưỡng nếu người mẹ bổ sung sai cách.
Năng lượng: tăng thêm 475 Kcal/ngày so với người bình thường.
Protein: tăng 18g/ngày.
Chất béo: chiếm 20 - 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày). Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin min tan trong dầu.
Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày)
Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 - 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm ...
Thực phẩm mẹ bầu nên ăn ở tháng cuối thai kỳ
Thịt bò
Thịt bò là nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt và đạm cao nhất trong các nhóm thực phẩm. Ở giai đoạn này bé rất cần nguồn Protein để phát triển các cơ, mô. Bên cạnh đó, chất sắt giúp mẹ giảm nguy cơ sinh non và không bị băng huyết. Ngoài ra, có thể ăn nhiều thịt gà, thịt lợn bổ sung.
Con nghêu
Nếu như ở miền Nam gọi là nghêu, thì miền Bắc gọi là ngao. Nghêu, sò… đều là những thực phẩm giàu chất sắt cho bà bầu. Theo nghiên cứu, trung bình 9 con nghêu có thể cung cấp 24 mg chất sắt, bằng với nhu cầu chất sắt của mẹ bầu cần trong một ngày.
Lòng đỏ trứng
Protein, Canxi, Photpho, sắt và chất khoáng,… Là những dưỡng chất nổi bật có trong lòng đỏ trứng gà. Các chất này rất tốt cho sự phát triển thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
Cải bó xôi
Chỉ nửa chén cải bó xôi chín đã chứa đến 3,2 mg chất sắt gần ngang ngửa với lượng chất sắt có trong thịt bò. Chất sắt được xem là một chất vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé trong những tháng cuối của thai kỳ nên các mẹ đừng bỏ qua nhé.
Bông cải xanh
Rau củ là những thực phẩm mẹ bầu cần nên ăn nhiều, bởi chúng chứa nguồn năng lượng rất dồi dào. Đặc biệt là bông cải xanh, bởi chúng chứa nhiều Protein, Canxi, Carbohydrate, Vitamin A và C, đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho mẹ và bé.
Các loại hạt
Các loại hạt các mẹ nên ăn như: Óc chó, hạnh nhân, hướng dương, hạt dẻ,… Là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào phòng ngừa bệnh thiếu máu cho mẹ, còn giúp trí não bé phát triển tốt hơn, sinh con sẽ được thông minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Trước ngày đón mẹ chồng lên sống chung, hành động của vợ khiến tôi bàng hoàng, cảm giác như một nhát dao cứa vào lòng
Mẹ chồng tuyên bố chi 100% tiền mua chung cư, nhưng câu nói "vạ miệng" của cô út làm tôi bàng hoàng
Nàng dâu bị mẹ chồng "sạc" nảy lửa sau khi nâng mũi, cú phản đòn bất ngờ khiến bà phải "xuôi"
Người xưa nói: '3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh', có thực sự dự đoán được tính cách, tương lai đứa trẻ không?