Đời sống

3 thời điểm chớ uống nước chè kẻo rước bệnh

Nước chè với hàm lượng vitamin, chất chống oxy hóa cao từ lâu đã trở thành nước uống thân thiết của rất nhiều người. Tuy nhiên nước chè chỉ thật sự phát huy tác dụng của nó khi uống đúng cách. Cùng tìm hiểu những thời điểm không nên uống nước chè để không gây ra những phản ứng ngược cho cơ thể nhé.

Uống nước đúng chuẩn trong ngày hè giúp da sáng mịn, hồng hào như gái 18 / Ung thư vì uống nước đun sôi để nguội hơn một ngày

Không uống nước chè khi đói

t4
Ảnh minh họa.

Uống nước chè có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa lúc đói,hiệu suất hấp thu của cơ thể bạn rất cao, do đó chất chát trongnước chè sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị đồng thời những thành phần bất lợi trong chè được nhanh chóng hấp thu vào máu và gây nên hiện tượng say chè mà rất nhiều người đã gặp phải như nôn nao, tim đập loạn nhịp, khó chịu, bụng cồn cào, thậm chí buồn nôn.

Không những thế,những người bị bệnh bệnh tim, tăng huyết áp,viêm gan, viêm thận, đái tháo đường,… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh phát triển nặng hơn.

Không uống chè ngay sau bữa ăn

t2

Người Việt Nam thường có thói quen uống chè ngay sau bữa ăn, tuy nhiên, lời khuyên được đưa ra là nên uống chè sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.

Vì trong chè có chứa tanin, nếu sau khi ăn mà uống chè ngay thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Vậy nên lưu ý không uống nước chè ngay sau bữa ăn.

 

Không uống chè vào buổi tối trước khi đi ngủ

t5

Vì trongnước chè có chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào sẽ gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn từ đó khiến bạn mất ngủ. Vì thế, vào buổi tối, bạn nên hạn chế uống nước chè.Nếu có thì hãy cách giờ ngủ khoảng 2 tiếng để đảm bảo một giấc ngủ sâu và ngon

Không uống chè quá nóng

t6

Khi uống chè xanh quá nóng sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày. Mặc dù một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 độ C – 50 độ C là vừa.

Lưu ý những đối tượng không được uống nước chè

 

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nếu uống nhiều nước chè đậm đặc sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, chè xanh còn kích thích hệ thần kinh, làm tim đập nhanh, gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ đang trong thời gian cho con bú

Nếu các mẹ đang trong thời gian cho con bú mà uốngnước chè xanh, chất caffeine có trong thức uống này sẽ thâm nhập trong sữa và gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến các bé, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất của trẻ và cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Trẻ em dưới 3 tuổi

 

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ bị thiếu máu nếu sử dụng nước chè. Vì trong chè có chứa axit tannic khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo nên phản ứng có hại cho cơ thể khiến lượng sắt yếu đi. Trong khi sắt là “nguyên liệu” chính để tạo thành máu. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi uống nước chè.

Người suy nhược thần kinh và mất ngủ

Chất cafein trong lá chè gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống chè vào buổi tối sẽ mất ngủ nặng hơn.

Người bệnh gan

Chất cafein trong nước chè được bài tiết ra ngoài chủ yếu qua gan. Nếu gan yếu mà uống chè nhiều gan sẽ phải làm việc quá tải càng làm tổn thương gan.

 

Người bị bệnh tim và cao huyết áp

Thần kinh trung ương bị kích thích mạnh khi bạn uống nhiều chè, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng lên. Đây là điều vô cùng bất lợi với người mắc bệnh tim và cao huyết áp. Thậm chí nó có thể gây ra chứng đột quỵ cho người bệnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm