Đời sống

3 thời điểm đừng dại đi ngủ vì dễ đoản mệnh

Ngủ vào những thời điểm dưới đây có thể khiến nhịp sinh học bị đảo lộn, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4 loại sinh tố siêu rẻ uống vào khiến da "trẻ mãi không già" / Mặt nạ trắng da cấp tốc từ chanh và phèn chua cô gái nào cũng nên biết

3 thời điểm đừng dại đi ngủ

Ngủ khi tức giận

Một trong những lợi ích của ngủ là giúp giải tỏa gánh nặng thể chất, tinh thần và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn vừa cãi nhau hay bực dọc chuyện gì đó mà vội đi ngủ thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và làm rối loạn nội tiết. Nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ tổn thương gan thận.

Ngủ khi đang say

Việc ngủ khi đang say chẳng những không khiến cơ thể thư giãn mà còn gây hại là đằng khác. Nếu ngủ lúc này, cơ thể sẽ bị tồn đọng lại các chất thải của rượu bia trong khí quản, gây thiếu oxy não và có nguy cơ đột tử khi ngủ.

thoi-gian-ngu-tot-nhat-cho-tung-do-tuoi
Ảnh minh họa.

Ngủ ngày

Thức khuya trong thời gian dài khiến gan và thận bị tổn hại nghiêm trọng. Còn ngủ ngày nhiều sẽ làm nhịp sinh học bị đảo lộn, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc và sinh ra các bệnh mãn tính.

Ngủ ngày trong thời gian dài không chỉ làm ảnh hưởng đến thị lực mà còn gây đau lưng, mỏi mắt, kém tập trung. Nếu không sửa ngay thói quen ngủ này thì sẽ dễ suy nhược tinh thần, kém thọ và khó ngủ hơn vào ban đêm.

Thời điểm đi ngủ tốt nhất

Nếu muốn đồng bộ cơ thể với nhịp sinh học, thời gian ngủ tốt nhất sẽ là 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.

Theo một số chuyên gia, đi ngủ trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 12 giờ sẽ giúp bạn ngủ đủ thời gian để cơ thể hồi phục và có được giấc ngủ ngon.

 

Nhu cầu ngủ mạnh nhất của cơ thể là khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng, trong thời gian này bạn cần trong trạng thái ngủ sâu. Nếu thời điểm này bạn không ngủ ngon thì có thể thấy buồn ngủ lúc 1-3 giờ chiều.

Một số mẹo đơn giản để ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo

Xác định số giờ bạn cần ngủ tùy theo độ tuổi

Tập thể dục sau khi thức dậy để cảm thấy tràn đầy năng lượng

Lên thời gian đi ngủ theo số giờ bạn cần ngủ và thời gian cần thức dậy. Ví dụ bạn phải thức dậy lúc 6 giờ sáng thì nên đi ngủ lúc 10 giờ đêm.

Thức khuya có thể dẫn tới các vấn đề về tâm lý. Dậy muộn cũng gây ra những vấn đề như trầm cảm, trầm cảm theo mùa (SAD).

 

Hai nghiên cứu thực hiện trên các sinh viên và nhân viên Nhật Bản thường xuyên thức khuya cho thấy họ hay chú ý vào những mặt tiêu cực trong cuộc sống và cảm thấy chán nản, mệt mỏi hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm