Đời sống

3 xe bánh mì nhân "lạ" của Sài Gòn

Sự biến tấu của bánh mì phá lấu, sự kết đôi của xíu mại trứng muối... mang đến cho món ăn quen thuộc những hương vị khác lạ.

Tôi có sai khi theo đuổi người con gái đang có bạn trai? / Chồng so sánh tôi với cô bạn thân

Bánh mì nhân xíu mại trứng muối. Là món ăn do chị Vân, một trong những thành viên đồng sáng lậpMami's Bamitìm tòi cách phối hợp nguyên liệu làm nhân bánh và gia giảm theo khẩu vị thuần Việt, dựa trên món xíu mại trứng muối chị được thưởng thức ở nước ngoài khi du lịch, nên món ăn có nhiều lớp hương vị. Đầu tiên là vị săn, chắc, mềm của thịt heo được sơ chế kỹ, nhồi chắc tay, tiếp đó là những chiếc lòng đỏ trứng xinh xinh được xử lý kỹ cùng vị thanh mát của các loại rau củ được băm nhuyễn, nhồi cùng để tăng độ ngọt.Ảnh: Vân Nguyễn
Một ổ bánh mì xíu mại trứng muối Mami's Bami (16 Ngô Tất Tố, P.16, Q. Bình Thạnh)có giá 35.000 đồng. Ngoài nhân trứng muối, bạn có thể thử các loại nhân như bì nạc, phá lấu hay bánh mì thập cẩm. Ảnh: Vân Nguyễn.
ẨM THỰC Lạ như bánh mì khô bò đường Nguyễn Huy Tự Huỳnh Hằng11:36 08/12/2014Khô bò sần sật ăn kết đôi cùng vị cay nhẹ của rau răm, cay nồng của tương ớt, giòn tan của đậu phộng tạo nên sự hòa quyện độc đáo. La nhu banh mi kho bo duong Nguyen Huy Tu hinh anh 1 Nhắc đến bánh mì Sài Gòn, bất kỳ ai cũng có thể kể vanh vách hàng loạt loại nhân như chả, pa tê, xúc xích, phá lấu, heo quay, ốp la… Song cũng có một loại nhân bánh mì ra đời hơn 15 năm ở Sài Gòn nhưng chỉ có giới sành ăn hay những ai thích “sục sạo” mới biết hay từng thưởng thức - bánh mì khô bò. Một trong những nơi có công khai phá ra loại nhân lạ này là xe bánh mì Phương Liên trên đường Nguyễn Huy Tự. Chị Liên, chủ xe bánh mì chia sẻ, gia đình chị đã bán loại bánh này vào 15 năm trước và xe bánh mì của chị cũng có tuổi thọ chừng ấy năm. Chị nói thêm, sau này cũng có nhiều nơi bán, nhưng khách quen hay những ai biết đến món bánh này đều chỉ thích hương vị ở xe bánh của chị.
Nếu đã quen thuộc với gỏi khô bò và mặc định khô bò chỉ có thể kết hợp với đu đủ bào thì bạn sẽ bất ngờ khi phát hiện người Sài Gòn còn dùng khô bò trong món bánh mì. Theo chị Liên, chủ xe bánh mì khô bò Phương Liên (12 Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1), món ăn này đã có khoảng 30 năm trước và do một người cô của gia đình bán. Sau đó, người cô này đi định cư, dạy lại bí quyết làm khô bò và bánh mì khô bò cho gia đình chị.
Bánh mì khô bò có cách phối vị khá đơn giản. Xẻ dọc ổ bánh mì, cho khô bò (thịt, lách, gan bò), rau răm, các loại rưới lên một loại nước dùng và sốt màu đen, thêm ít đậu phộng rang vàng. Cuối cùng là kéo một đường tương ớt dọc thân bánh. Khi ăn, ngoài hương thơm, vị ngon của khô bò, là hương thơm của rau răm, giòn của đậu phộng khiến món ăn càng dậy vị và hấp dẫn. Chia sẻ về các thành phần trong món bánh, chồng chị Liên cho hay, từ khô bò, nước sốt đen có mùi hoa hồi, tương ớt đều do anh tự đi chợ, chọn nguyên liệu và chế biến theo công thức riêng gia đình anh tự tìm ra. “Hơi mất thời gian và chi phí cũng cao hơn so mua hàng có sẵn. Bù lại, món ăn của mình có hương vị riêng”. Không khẳng định, bánh mì khô bò của mình hơn hẳn nhiều chỗ khác, song anh nói thêm ai đã từng ăn bánh thì không muốn ăn nơi khác. Riêng khô bò, vào thời điểm gần Tết, anh phải làm gấp ba, gấp bốn lần nhiều Việt kiều đặt hàng gửi đi nước ngoài.
Bánh mì khô bò có cách phối vị khá đơn giản. Xẻ dọc ổ bánh mì, cho khô bò (thịt, lách, gan bò), rau răm, các loại và rưới lên một loại nước dùng riêng biệt, ít đậu phộng rang vàng, cuối cùng là kéo một đường tương ớt dọc thân bánh. Khi ăn, sự kết hợp của các thành phần tạo nên một món ngon khá bắt vị.
Không chỉ lạ về loại nhân, dòng bánh này còn có thời gian bán khá “trái khuấy” - chỉ bán từ 3h chiều. Nghe qua có vẻ lạ, song nếu từng cảm nhận hương vị của món ăn, bạn sẽ nhận ra, dù cũng nóng, cũng giòn, nhưng cái dai thơm, sần sật của khô bò lại hợp làm bữa xế, bữa chiều hơn là buổi sáng hay trưa.
Cũng theo chị Liên, các thành phần chủ yếu của bánh mì khô bò đều do gia đình chị chế biến theo công thức riêng. "Hơi mất thời gian nhưng bù lại, món ăn sẽ có hương vị riêng để phân biệt với nhiều xe bánh mì tương tự khác", chị Liên nói.
Nếu phá lấu kiểu Sài Gòn thường chấm bánh mì, thì xe phá lấu Tiều trên đường Nguyễn Trãi cho thành phần này vào giữa ổ bánh, ăn kèm cải chua.
Phá lấu Tâm Kỳ (823 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5) được nhiều thực khách sành ăn của Sài thành nhận định là một trong những xe bánh mì đầu tiên cho phá lấu vào ổ bánh mì.
Để phù hợp với yêu cầu nhanh, gọn của thực khách, điểm bán này đã cho phá lấu, đồ chua, hành lá và nước sốt vào giữa ổ bánh mì. Biến tấu này mang đến người Sài Gòn một loại nhân bánh mì mới có độ giòn, sần sật đậm đà.
Phá lấu của tiệm được nấu theo kiểu của người Tiều với gia vị đặc trưng nhưng nhẹ hơn nguyên gốc, không có màu nâu cánh gián hay độ sệt. Kèm với phá lấu là đồ chua, hành lá và nước sốt được chế biến theo bí quyết riêng.
Bạn có thể gọi ổ bánh mì thập cẩm (giá 20.000 đồng) hay yêu cầu thành phần bạn thích. Người bán sẽ dựa vào số lượng mà có giá tiền riêng cho ổ bánh của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua phá lấu tổng hợp với giá 300.000 đồng/kg.

Bạn có thể gọi ổ bánh mì thập cẩm (giá 20.000 đồng) hay yêu cầu thành phần bạn thích. Người bán sẽ dựa vào số lượng mà có giá tiền riêng cho ổ bánh của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua phá lấu tổng hợp với giá 300.000 đồng/kg.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm