4 bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi đi giày cao gót
Con ốm chồng vẫn khăng khăng về quê ăn Tết, tôi tức mình đưa ra đề nghị khiến anh cứng họng, ngậm ngùi gọi cho mẹ báo hoãn / Thiếu nữ 16 tuổi phẫu thuật thẩm mỹ 100 lần trong ba năm
Hông
Ảnh minh họa.
Khi đi giày cao gót, cơ thể bạn phải giữ thăng bằng. Để làm điều này, lưng dưới được đẩy về phía trước dẫn đến sự liên kết của hông và cột sống thay đổi. Nếu tình trạng này diễn ra hằng ngày thì có thể khiến các cơ bị rút và co lại, lâu dần khiến bạn bị đau hông.
Đầu gối
Khi đi giày cao gót, trọng lượng của cơ thể sẽ do bàn chân trước chịu trách nhiệm nên đầu gối phải tiến về phía trước để duy trì sự cân bằng, điều này gây thêm áp lực cho đầu gối. Do đó, người đi giày cao gót lâu dài có khả năng bị viêm xương khớp với triệu chứng đau khớp và khó di chuyển.
Bàn chân
Đi giày cao gót, bạn đã chuyển phần lớn trọng lượng cơ thể của mình vào các đốt xương ngón chân vốn rất yếu ớt.
Gót giày càng cao, các ảnh hưởng của nó càng nặng nề. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những đôi giày có gót cao từ 9 cm trở lên có thể khiến nửa trên của bàn chân phải chịu thêm 30% áp lực từ toàn bộ cơ thể.
Sự dịch chuyển bất ngờ từ gót chân xuống ngón chân buộc bạn gò bàn chân và bước đi ngắt quãng. Việc đi lại cà nhắc như thế này kéo dài trong một thời gian có thể dẫn đến tổn thương xương bàn chân và các dây thần kinh.
Mắt cá chân và bắp chân
Mang giày cao gót buộc mắt cá chân của bạn uốn cong về phía trước. Động tác này sẽ hạn chế lưu thông máu trong chi dưới của bạn. Nếu bạn đi giày cao gót lâu năm, có thể dẫn đến các tĩnh mạch nổi như "dây điện”.
Đi bộ trên giày cao gót cũng làm cứng gân gót chân và khiến bắp chân bị kéo căng. Theo thời gian, những tín đồ của giày cao gót có thể bị căng cơ kinh niên ở mắt cá chân và dây chằng bắp chân, khiến cho việc đi bộ trở nên đau đớn kể cả lúc mang giầy đế bằng.
Hạn chế tác hại của giày cao gót bằng cách nào?
Trước hết, bạn không nên đi giày cao gót liên tục trong ngày và trong một thời gian dài. Bạn nên lựa chọn giày có độ cao vừa phải, kích thước vừa chân. Không đi giày quá chật vì nó sẽ càng bó các cơ và dây chằng, gây áp lực cho chân. Chọn giày được làm từ chất liệu mềm mại để tránh áp lực cho bàn chân và tránh các biến dạng, sần sùi trên da bàn chân. Nên đi giày hở mũi và tránh các loại giày cao gót mũi nhọn, hẹp để có đủ không gian cho bàn chân và các ngón chân.
Bạn nên sử dụng giày như sau
Giày dưới 4cm trở xuống có thể sử dụng khi phải đi lại nhiều, nhưng không quá 4 giờ đồng hồ.
Giày từ 4-8cm chỉ nên đi khi cần thiết và tối đa không quá 3 tiếng.
Giày gót cao từ 8cm trở lên nên tránh sử dụng. Nếu buộc phải đi những đôi giày “cà kheo” này, không nên mang chúng quá 1 tiếng…
Ngoài ra, mỗi buổi tối về nhà, bạn hãy làm những điều sau:
Đi chân trần ngay hoặc đi giày dép đế mềm trong nhà.
Dùng tay massage toàn bộ lòng bàn chân để giúp máu lưu thông tốt. Ngâm chân vào nước ấm trong khoảng 20-30 phút.
Lăn chân trên một quả bóng tròn (bóng tennis) hoặc sử dụng dụng cụ massage dành riêng cho lòng bàn chân.
Khi đi ngủ, nên đặt chân lên một chiếc gối cứng để giúp máu lưu thông tốt…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ