Đời sống

4 bộ phận cực "độc" của cá chớ dại mà ăn vào kẻo "mua" thêm bệnh vào người

Cá là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, thế nhưng, trong cá cũng có những bộ phận chứa nhiều chất độc mà khi chế biến chúng ta cần loại bỏ. Đó là những bộ phận sau đây.

Thực phẩm giải độc, chống ung thư gan cực tốt / 9 thực phẩm cho vào tủ lạnh biến thành "đồ bỏ đi", mất hết dinh dưỡng

>> Xem thêm: Mẹo chọn hồng xiêm chín ngọt tự nhiên, nhìn qua là biết quả nào ngâm hóa chất

1. Túi mật

Có thể nhiều chị em sẽ thắc mắc, túi mật đắng như vậy thì chắc chắn sẽ không có người ăn. Tuy nhiên, không rõ từ bao giờ, người ta truyền tai nhau một bài thuốc nuốt mật cá (như cá lóc, cá trắm đen, trắm trắng) sẽ chữa được nhiều loại bệnh và tốt cho sức khỏe con người. Thế nhưng họ không biết rằng, mật cá vô cùng độc hại, nhiều người từng ngộ độc nặng chỉ vì nuốt chúng.

Đây là bộ phận chứa nhiều thành phần cực độc của cá như axit mật và axit hydrocyanic. Những chất này còn độc hại hơn cả asen (thạch tín) và dễ gây hại cho gan khi ăn/nuốt.

Do đó, khi mổ cá, cần loại bỏ túi mật này trước chế biến. Nếu vô tình làm vỡ mật cá, phải rửa sạch rồi mới chế biến.

>> Xem thêm: Cách luộc trứng tưởng tốt nhưng lại cuốn sạch dinh dưỡng, khiến món ăn mất chất kém ngon

2. Ruột cá

Ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Đặc biệt, cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng đều nằm lại trong ruột cá.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

>> Xem thêm: Thực đơn những món ăn giúp "gọi sữa về" dào dạt, con tha hồ no nê

Ruột cá lại là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Do đó, nếu ăn phải chế biến cẩn thận. Trước khi nấu phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.

3. Não cá

Não cá chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid. Những chất này có lợi cho sự phát triển não ở trẻ nhỏ, đồng thời bổ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già. Mắt cá chứa nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic, axit eicosapentaenoic, có thể tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy, giảm cholesterol trong cơ thể.

Tuy nhiên, không nên ăn não và mắt các loại cá tầng đáy vì nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, trong đó có thủy ngân, như cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình.

 

>> Xem thêm: Mẹo xào đậu đũa giòn ngon, xanh mướt lại tăng gấp đôi dinh dưỡng

4. Lớp màng đen trong bụng cá

Lớp màng đen trong bụng cá thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Đây là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen và có thể ăn được.

Tuy nhiên, bản thân bộ phận này có hàm lượng chất béo cao, giá trị dinh dưỡng thấp và có nhiều khả năng làm phong phú thêm một số chất gây ô nhiễm hòa tan trong chất béo, đây không phải là một lựa chọn lành mạnh.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

 

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video: 5 loại cây 'đuổi sạch' nghèo khổ, kêu gọi tài lộc, tiền bạc về cho gia chủ. Nguồn: Phương Đông Huyền Bí.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm