Đời sống

4 cách bảo quản nấm rơm được lâu ngày

Nấm rơm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng lại khó bảo quản nếu không làm đúng cách.

Bàng hoàng phát hiện sếp gạ gẫm vợ sắp cưới / Ngày ra mắt gia đình bạn trai, mẹ anh ấy dẫn theo một người đàn ông lạ, khi biết danh tính tôi như chết điếng

Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm

4 cách bảo quản nấm rơm được lâu ngày

Nấm rơm biết cách bảo quản sẽ giữ được lâu.

Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100g nấm rơm khô chứa 21 - 37g chất đạm, 2,1 - 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP...

Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP... Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie. Với thành phần nhiều dinh dưỡng, nấm rơm không chỉ là thức ăn tuyệt vời, còn có thể chế biến nhiều "thực phẩm chức năng", món ăn "thuốc" để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với các bệnh nội tiết chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, hạ cholesterol máu. Chủ yếu dùng tươi làm thuốc. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ, giúp tăng cường sức khỏe...

Giúp tăng cường sức khỏe: Nấm rơm tươi 200g, đại táo 5 - 7 quả, nấu thành canh, ăn trong ngày, trước khi ăn thêm ít gừng. Mỗi tuần nên ăn 2-3 lần.

Chữa gan nhiễm mỡ: 100g nấm rơm tươi xào với 5 quả trứng cút, dùng vào bữa ăn tối. Mỗi liệu trình trong 15 ngày.

 

Chữa cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ: Nấm rơm tươi 150g, trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút (bỏ vỏ) 20 quả, các gia vị: bột canh, hành, gừng, dầu ăn, mì chính vừa đủ. Các thứ trên có thể làm thành món xào hoặc làm canh dùng để ăn. Hàng tuần nên ăn 2 lần. Thực hiện trong 3 tháng.

Hỗ trợ chữa ung thư: Nấm rơm tươi 100g, đậu phụ 50g, nấu thành canh ăn trong các bữa cơm. Nên dùng thường xuyên trong các đợt xạ trị hóa chất.

Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng: Nấm rơm tươi 60g, nấm đầu khỉ 60g, rửa sạch, thái ra xào chung để ăn. Dùng trong 7-10 ngày.

Chữa xuất tinh sớm: Nấm rơm 100g, tôm nõn 50g, rau dền 30g, các gia vị: mì chính, dầu ăn, hành, bột canh... vừa đủ. Các nguyên liệu trên nấu thành canh hoặc xào dùng trong các bữa ăn. Mỗi tháng nên thực hiện trong 10-15 ngày.

Cách quản nấm rơm

 

Có nhiều cách bảo quản nấm rơm tùy theo thời gian sử dụng của bạn.

Cách 1: Ở nhiệt độ 10 -15 độ C thì nấm rơm có thể để được 4 ngày, vì vậy bạn chỉ cần cho nó vào trong tủ lạnh và dùng dần. Còn muốn để lâu hơn thì bạn cho nó vào những túi hút chân không rồi mới đem bỏ vào tủ lạnh.

Cách 2: Chần nấm rơm qua nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra thả luôn vào nước lạnh sau đó đem cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ giúp bảo quản nấm được 3-4 ngày.

Cách 3: Luộc nấm trong nước sôi có muối từ 10 đến 15 phút sau đó cho nhanh vào chậu nước lạnh. Chờ một lúc thì vớt nấm ra cho vào bình thủy tinh ngâm ngập nấm trong nước muối có nồng độ 20 - 23%. Sau thời gian ngâm nếu thấy nước đục hay mốc thì đổi nước muối khác. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản nấm được vài tháng.

Cách 4: Phơi khô nấm, khi nào cần dùng thì đem ngâm cho nấm nở ra với cách này bạn có thể để được 6 tháng, đừng quên thỉnh thoảng lại đem nấm ra phơi để nấm không bị mốc nhé!

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm