4 chiêu 'đối trị' khiến bệnh nói nhiều của mẹ chồng lập tức chấm dứt
Nghiên cứu khoa học: Nhìn vào nụ cười biết ngay tương lai của bạn thành công rực rỡ hay nghèo "mạt kiếp" / Phụ nữ phải tránh xa 5 kiểu đàn ông này nếu không muốn khổ một đời
Mai Lan ở Vĩnh Phúc kể, mẹ chồng cô có cái tật nói nhiều. Những ngày thường sống xa nhà, bà thường gọi điện suốt ngày cho Lan. “Mà gọi điện có chuyện gì để nói đâu, toàn chuyện con cà con kê nhưng suốt ngày gọi. Nhiều lúc bận việc, Lan tránh không nghe máy thì thể nào cũng bị bà kêu ca với con trai là “tao gọi mà nó không thèm nghe máy”.
Vì cái tật nói nhiều của mẹ chồng mà Lan sợ về quê ăn tết vô cùng. Bạn bè Lan đến nhà chơi, mẹ chồng Lan cứ túm lại nói chuyện. Bà kể đủ thứ chuyện từ chuyện ốm đau bệnh tật của bà đến ty tỷ thứ liên quan đến con cháu trong nhà, trong đó có Lan.
“Mà chuyện của bà không phải vui vẻ gì, chỉ toàn phàn nàn chê trách. Kiểu “có tí việc này mà nó cũng không làm được”, “bảo mãi rồi mà nó có làm đâu”. Em nghiêm khắc phạt con thì bà bảo: “con đừng bắt nạt cháu như thế”, “ù ôi, mẹ hư nhỉ, đã có bà nội rồi”, hay “con phải cho cháu ăn cái này, cái kia, ông bà đã dạy rồi”, “sao con lại nói với chồng thế chứ”; “con trai cô từ ngày lấy vợ nó cứ ngày một gầy yếu đi”…bà toàn nói kiểu khó nghe như vậy thôi”, Lan bức xúc nói.
Theo các chuyên gia tâm lý, trên thực tế thật khó cho phận làm dâu, khi mà bạn chẳng thể phản bác lại những lời mẹ chồng nói bởi sợ mang tiếng bất hiếu, hỗn với cha mẹ. Nhưng nếu im lặng và chịu đựng, thì sao có thể có chủ kiến, một tay gánh vác tổ ấm gia đình? Trong những trường hợp mẹ chồng như thế, các nàng dâu nên xử lý như thế nào cho hợp tình hợp lý?
– Lặng im: đừng vội cãi lại mẹ chồng những lúc bà lải nhải không ngừng như thế, dù bạn có là con ruột cũng sẽ mang danh là bất hiếu đấy. Hãy bình tĩnh, im lặng và lắng nghe tất cả những gì bà nói, như thế sẽ tránh được những xung đột tức thời.
– Phân tích lời nói của mẹ chồng: nếu mẹ chồng nói đúng, hãy thật thà tiếp thu và sửa chữa, bởi lúc này bạn không có quyền yêu cầu công bằng cho bản thân mình. Tuy nhiên, nếu khi mẹ chồng nói điều gì không hợp lý, hoặc nhắc đi nhắc lại một vấn đề cũ không hợp lúc, bạn cần nắm rõ được điểm không đúng ở đâu để có căn cứ cho tiếng nói sau này của mình.
– Lựa lúc mẹ con có thể tâm sự, chia sẻ cách nghĩ của bạn: Mẹ chồng sẽ không muốn lắng nghe bạn lúc bà đang càu nhàu, giận dữ. Nhưng lúc bình tĩnh rồi, hãy đến bên mẹ chồng và thủ thỉ những vấn đề của hai mẹ con. Giả dụ như bạn làm sai, hãy nhận lỗi và cùng mẹ tìm hướng khắc phục. Còn nếu như bạn cảm thấy mình đúng và không cần thiết phải thay đổi, hãy cho mẹ thấy mình đúng bằng những lập luận của mình, phân tích cho mẹ hiểu tại sao mình lựa chọn cách làm như vậy. Và để chứng minh cho bà thấy, hãy hành động bằng cách cam kết với kết quả lần sau.
– Thẳng thắn đề cập những vấn đề bạn cho rằng mẹ không đúng: tương tự, những chỗ nào bạn cho rằng quan niệm của bà đã lỗi thời cần sửa chữa, hãy phân tích và đưa ra ví dụ cụ thể để mẹ chồng tâm phục khẩu phục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết