4 đặc điểm khi đi bộ chỉ có ở người tuổi thọ cao: Ai có đủ thì hoàn toàn khỏe mạnh
Tuyệt chiêu làm đùi vịt hầm khoai tây đơn giản, ngon ngậy đậm đà mà thơm phưng phức / 3 loại cá vừa ít dinh dưỡng vừa chứa nhiều chất gây hại, nhưng 99% mọi người vẫn thích
Tuổi thọ của người Việt Nam có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng. Bởi lẽ một trong những bận tâm đầu bảng của bất cứ ai trong chúng ta chính là sống lâu, sống khỏe.
Bạn có biết, tuổi thọ có liên quan mật thiết tới cách sinh hoạt, môi trường, sức khỏe, chế độ ăn uống và 1 phần do yếu tố di truyền. Trừ yếu tố di truyền ra thì những phần còn lại, bản thân chúng ta có thể tự quyết định. Một trong những thói quen rất tốt giúp rèn luyện sức khỏe chính là đi bộ.
Nếu thấy có 4 đặc điểm sau khi đi bộ, chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh, tương lai sống lâu sống thọ:
Hít thở nhịp nhàng
Khi đi bộ, nếu một người có nhịp thở ổn định, nhẹ nhàng, không thở hổn hển tức là chức năng tim phổi của người đó đang làm việc rất tốt, khỏe mạnh, tuổi thọ chắc chắn kéo dài hơn. Ngược lại, nếu cơ thể mệt mỏi, thở nhanh hơn khi mới đi bộ một đoạn ngắn và càng cảm thấy kiệt sức hơn sau khi tập thể dục, thì hãy cảnh giác với chức năng tim phổi của mình vì rất có thể chúng đang mắc bệnh.
Có bước đi lớn
Thêm một đặc điểm dễ nhận thấy ở những người có tuổi thọ cao đó là có bước sải chân lớn và vững. Đặc điểm này được xếp vào thói quen cá nhân nên chỉ số ít những người có được và thường họ sẽ sống lâu.
Nếu bạn thấy rằng các bước đi của mình ngắn, không nhịp nhàng và bị đứt gánh giữa đường thì phải cảnh giác với các mạch máu, xương, các bộ phận của não vì có thể chi dưới đang trở nên kém đi.
Trong trường hợp tình trạng kéo dài và không được chữa trị, máu bị ứ đọng và không lưu thông đến các chi gây tê chân, nhức mỏi chân. Sau khi có vấn đề về xương khớp còn có thể gây đau nhức, tê bì chân khiến người đi đứng không vững, dễ té ngã.
Đi bộ nhanh
Theo kết quả nghiên cứu, nếu một người đi bộ với vận tốc hơn 0,9 mét/ giây thì người đó có khả năng kéo dài tuổi thọ lâu hơn người bình thường. Tốc độ đi bộ là biểu hiện rõ nhất cho thấy cơ thể đang ở trạng thái khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động bình thường. Việc duy trì tốc độ đi bộ, đặc biệt đối với người lớn tuổi thường là phương án khó.
Qua năm tháng, các bộ phận trên cơ thể sẽ già đi, kéo theo chức năng hoạt động ngày càng yếu đi khiến tốc độ đi bộ bị ảnh hưởng. Nếu so sánh với những người bạn cùng trang lứa, tốc độ đi bộ vẫn duy trì ở mức ổn định và nhanh hơn có nghĩa cơ thể sẽ sống lâu hơn.
Chân không bị tê, đau khi đi lại
Cơ thể con người đi lại ở trạng thái khỏe mạnh sẽ không có các triệu chứng tê chân hay đau nhức chân. Ngược lại nếu cơ thể đang mắc các bệnh về mạch máu chi dưới, mạch máu não hoặc những chấn thương ở chân thì trong lúc đi bộ chân sẽ bị tê và đau.
Đặc biệt, khi thấy chân xuất hiện những hiện tượng chuột rút nhẹ hoặc đứt quãng giữa chừng trong quá trình đi lại, phải đề phòng sự xuất hiện của các vấn đề bệnh lý nặng như đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch sâu.
Làm thế nào sống khỏe sống lâu hơn?
Xây dựng thói quen sống tốt
Việc xây dựng thói quen sống tốt rất quan trọng, nó có thể giữ cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Bất cứ ai cũng nên tạo dựng cho mình một thái độ sống lạc quan, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, đi ngủ đúng giờ mỗi tối, thức dậy đúng giờ mỗi sáng, ngủ đủ giấc, rèn luyện thân thể.
Đặc biệt, chúng ta nên chú ý nên biết kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi đều đặn để có thể cải thiện vóc dáng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Ăn uống giữ vai trò quan trọng nhất đối với con người. Một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, giảm sự tổn thương cho dạ dày và ruột. Nếu cơ thể được duy trì đầy đủ năng lượng sẽ hoạt động tốt hơn, tỷ lệ mắc bệnh cũng có thể giảm đi đáng kể.
Trong trường hợp bạn thường xuyên kén ăn, nhịn ăn, ăn quá no, ăn đồ cay hoặc đồ lạnh sẽ gây tổn thương sức khỏe hệ tiêu hóa. Cơ thể con người khi không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu năng lượng và làm mất đi khả năng miễn dịch khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao và tuổi thọ giảm đi.
Vì vậy, nếu muốn tuổi thọ cao hơn, chúng ta phải bắt đầu thay đổi từ thói quen cuộc sống và chế độ ăn uống của mình, chú ý đến việc cung cấp chất các chất dinh dưỡng như: đạm, vitamin chất xơ và các nguyên tố vi lượng; ăn nhiều thức ăn ít dầu, ít muối, ít kích thích; uống đủ nước; từ bỏ các chất kích thích có hại như bia, rượu, thuốc lá…
Cuối cùng, luôn phải giữ thái độ lạc quan trong cuộc sống, chú ý kết hợp giữa làm việc -nghỉ ngơi, không nên thức khuya và vận động quá nhiều. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu lạ, không nên tự chữa trị, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Chỉ cần chúng ta duy trì một cơ thể khỏe mạnh thì chắc chắn tuổi thọ sẽ tăng lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần