4 dấu hiệu cảnh báo suy thận bạn cần nắm rõ
Phụ nữ sau sinh nên uống gì để sức khỏe mau hồi phục? / Đường dừa tốt cho sức khỏe như thế nào?
Vai trò của thận trong cơ thể?
Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể; giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.
Nước tiểu có bọt là một trong những dấu hiệu của thận suy yếu.
Dấu hiệu cảnh báo suy thận
Nước tiểu có bọt
Biểu hiện tiêu biểu nhất của bệnh thận là nước tiểu có bọt do chức năng thận suy giảm. Khi đó, việc hấp thụ protein của thận không được ổn định, dẫn tới đạm niệu (có protein trong nước tiểu) và nảy sinh bọt ở nước tiểu.
Bởi vậy, để ngăn ngừa các bệnh liên quan tới thận, bạn cần quan sát nước tiểu để phát hiện ngay các bất thường.
Thường xuyên tiểu đêm
Thận chịu trách nhiệm trong việc lọc và bài tiết nước tiểu. Nếu thận có vấn đề không chỉ gây ra đạm niệu mà còn khiến tần suất đi tiểu gia tăng.
Khi bạn khỏe mạnh, hiện tượng thức dậy lúc nửa đêm tương đối hiếm, thường chỉ một lần. Tuy nhiên, nếu bạn tỉnh dậy nhiều lần mỗi đêm, có thể thận của bạn đang trục trặc.
Phù chân
Thận tham gia vào quá trình chuyển hóa nước trong cơ thể, tạo ra nước tiểu. Khi thận yếu, nước sẽ tích tụ trong người. Qua thời gian, hiện tượng phù sẽ xuất hiện, đặc biệt ở bàn chân và mí mắt.
Ngứa da
Ở những bệnh nhân bị suy thận tiến triển, urê trong cơ thể không thể được bài tiết từ nước tiểu qua thận. Vì thế mà các urê này bị buộc phải rò rỉ từ lỗ chân lông trên da, gây kích thích và làm ngứa da.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thận?
Trước hết, đối với những bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao, cần kiểm soát tình trạng của mình, uống thuốc đúng giờ, kiểm soát chế độ ăn uống và thể chất trong phạm vi ổn định.
Thứ hai, chế độ ăn uống hàng ngày nên kiểm soát lượng muối, tránh ăn nhiều. Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, dễ gây ra bệnh thận về lâu dài.
Ngoài ra, bạn tập thói quen tốt trong việc uống nước và đi tiểu, uống ít nước hoặc nhịn tiểu sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe thận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
3 con giáp phát tài phát lộc cho đến cuối năm, sự nghiệp của tuổi Tỵ sẽ suôn sẻ, đầu tư sẽ có lãi
Vì sao khi thắp hương lại cần dâng nước, thay nước?