Đời sống

4 loại quả đem nấu chín tốt gấp vạn lần ăn sống: Làm da sáng mịn, trị bệnh không tốn tiền thuốc

Khi nấu chín, những loại trái cây này còn mang đến công dụng trị bệnh cực tốt.

Chỉ với 1 sai lầm này khiến cần tây mất sạch dinh dưỡng, chăm chỉ uống cũng xem như vứt bỏ / 4 tác nhân gây hại sức khỏe tiềm ẩn trong thức ăn được vô số người mê, giờ cần hạn chế

Chuối

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết, theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính hàn, tác dụng nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.

Chuối là loại trái cây có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn chuối bình thường đã tốt, khi luộc chín, hàm lượng chất xơ, pectin trong chuối sẽ tăng lên. Trong khi đó, lượng vitamin, khoáng chất trở nên dễ hấp thụ hơn.

Chuối luộc có hương vị thơm ngon lại tạo cảm giác no lâu, giúp ngăn ngừa sự tích tụ và sản sinh mỡ thừa. Kiên trì ăn chuối luộc và xem đây là món ăn vặt thì có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Ngoài ra, ăn chuối luộc còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trị táo bón.

loai-qua-nau-chin-tot-hon-an-song-01

Ảnh minh họa

Phụ nữ ăn chuối luộc còn có một lợi ích rất lớn là làm đẹp và dưỡng ẩm da. Quả chuối có chứa vitamin A, protein, chất chống oxy hóa giúp cơ thể phục hồi da, làm đẹp hiệu quả.

Thời điểm tốt nhất để ăn chuối luộc là khoảng 20 phút trước bữa ăn trưa và ăn tối hoặc ăn sau khi tập luyện buổi sáng. Làm như vậy, bạn sẽ có cảm giác no, giảm sự thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân tốt hơn.

Lưu ý, chuối luộc tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Theo lương y Vũ Quốc Trung, một người không nên ăn quá 2 quả chuối luộc/ngày.

Để món chuối luộc ngon, bạn nên chọn những nải chuối có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vỏ chuối đã ngả vàng, chín già. Thời gian luộc chuối khoảng 15-20 phút.

 

Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết trong Đông y, lê có tính mát, hơi chua, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sinh tân dịch, nhuận tràng, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giản hòa, dưỡng huyết.

loai-qua-nau-chin-tot-hon-an-song-02

Ngoài việc ăn lê tươi, bạn có thể hấp lê cùng một số nguyên liệu khác để làm bài thuốc trị ho.

Cách làm lê hấp như sau: Chuẩn bị 2 quả lên, 1 nhánh gừng dài bằng đốt ngón tay, đường phèn. Lê rửa sạch, gọt vỏ, thái lát dạng quần cờ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập và thái nhỏ. Cho gừng và lê vào bát, thêm một lượng vừa đủ đường phèn rồi đem hấp cách thủy 20 phút. Để nguội và dùng. Bài thuốc này có thể áp dụng đối với cả trẻ nhỏ.

Cam

Cam rất giàu vitamin C, giúp điều trị các bệnh về phổi, bồi bổ khí huyết. Cam hấp chín có tác dụng làm lành các tổn thương phế phủ, điều trị chứng ho do phổi gây ra.

 

loai-qua-nau-chin-tot-hon-an-song-03

Cách làm cam hấp rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch quả cam, cắt một phần đầu quả để tạo thành hình miệng chén. Rắc một chút muối lên trên quả cam đã cắt. Dùng tăm hoặc đũ chọc vài lỗ trên mặt cắt của quả cam. Cho quả cam vào bát và đem hấp cách thủy 10 phút.

Táo đỏ

Táo đỏ là một vị thuốc trong Đông y. Nó thường được dùng để làm giảm vị đắng của thuốc, bồi bổ tỳ vị, dưỡng huyết, an thần. Ngoài ra, táo đỏ còn được dùng để bổ huyết, dưỡng da, tăng cường sức khỏe tim mạch.

loai-qua-nau-chin-tot-hon-an-song-04

Ăn táo đỏ sống có thể khiến người tỳ vị hư yếu bị đầy bụng do lớp vỏ bên ngoài của chúng khá cứng. Vì vậy, chúng ta có thể nấu chín táo đỏ để dễ tiêu hóa hơn. Kết hợp táo đỏ với một số nguyên liệu khác cũng giúp mang đến nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe.

Bạn có thể dùng táo đỏ để pha trà cùngmột số nguyên liệu khác như hoa cúc, kỷ tử,vừa tạo được vị ngọt tự nhiên, vừa dưỡng da, thải độc. Táo đỏ còn có thể dùng để nấu canh, nấu cháo, nấu chè cũng rất ngon và bổ dưỡng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm