4 loại rau ‘bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc’ giúp điều hòa kinh nguyệt, dưỡng tử cung: Nhiều chị em chưa biết
6 dấu hiệu không đau cảnh báo sớm về bệnh tuyến giáp chị em thường bỏ qua, đi khám thì đã muộn / 5 bộ phận trên cơ thể là “công tắc trường sinh”, xoa bóp mỗi ngày đẩy lùi bệnh tật
Trong cơ thể phụ nữ, tử cung là bộ phận hết sức quan trọng, cần được bảo vệ. Đây là nơi nuôi dưỡng thai nhi và cũng thực hiện nhiều chức năng sinh lý, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thế.
Bộ phận này có cấu tạo đặc biệt, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nhiều phụ nữ hiện nay gặp tình trạng viêm nhiễm tử cung, rối loạn kinh nguyệt… ngay khi còn trẻ. Để tránh nguy cơ mắc bệnh như vậy, phụ nữ nên nuôi dưỡng tử cung thông qua việc vệ sinh thân thể, ăn uống hợp lý.
Có những món ăn tốt cho tử cung, giúp điều hòa kinh nguyệt mà chị em không nên bỏ qua.
Lá hẹ
Ảnh minh họa
Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Đây không chỉ là một loại rau ngon mà còn được dùng để trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh phụ khoa ở nữ giới. Lá hẹ có khả năng chống viêm tốt, giúp tiêu diệt trùng roi ở vùng kín, chống nấm…
Bạn có thể sử dụng lá hẹ trong các món xào, nấu canh… để nhận được những lợi ích từ loại thực phẩm này.
Sử dụng lá hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước uống cũng giúp điều hòa kinh nguyệt.
Ngải cứu
Ngải cứu là một loại rau dân dã, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), rau ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Loại rau này còn được gọi là ngải diệp. Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Để điều hòa kinh nguyệt, chị em có thể sử dụng ngải cứu theo cách sau: Trước ngày kinh dự kiến và ngày “đèn đỏ”, lấy 10 gram ngải cứu khô sắc với 200ml nước. Khi nước cạn còn 100ml thì chắt lấy phần nước, chia làm 2 lần uống/ngày. Nếu nước ngải cứu đắng, khó uống thì có thể cho thêm chút đường.
Ngoài ra, chị em có thể ăn canh ngải cứu nấu thịt nạc để điều trị kinh nguyệt không đều. Bạn chỉ cần lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp với một chút gia vị rồi bỏ vào nồi xào qua, thêm một lượng nước vừa đủ, bỏ ngải cứu vào nấu chín là được.
Rau diếp cá
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, diếp cá có vị chua, cay, tính mát, vào hai kinh can và phế; tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm.
Chị em có thể sử dụng diếp cá để điều hòa kinh nguyệt theo cách sau: 40 gram diếp cá, 30 gram ngải cứu (cả hai đều dùng lá tươi). Rửa sạch hai loại rau, giã nhỏ rồi lọc lấy nước. Phần nước chia làm 2 lần uống/ngày, uống 5 ngày liên tục, trước kỳ kinh khoảng 10 ngày.
Củ cải trắng
Theo Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không đọc. Củ cải trắng được ví von là nhân sâm trắng vì nó có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nó có tác dụng long đờm, trừ viêm, tiêu thực, tán phong tà, trừ lị…
Củ cải trắng cũng là món ăn tốt cho phụ nữ, có tác dụng nuôi dưỡng tử cung, giúp da sáng mịn.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy củ cải trắng giàu vitamin A, C, canxi, các chất chống oxy hóa, enzyme hỗ trợ tiêu hóa, các chất chống lại sự phát triển của tế bào K.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được