4 mẹo đơn giản giúp bạn phát hiện các vấn đề cơ thể đang gặp phải
Để tủ lạnh nhưng nước cốt dừa cũng chỉ "sống sót" thêm vài ngày, đừng lo vì có 1 mẹo giúp tăng đáng kể thời gian bảo quản / Sốt xuất huyết nguy hiểm đến mức nào?
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo giúp bạn nhận ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
1. Độ rỗng của tócĐể kiểm tra tóc khỏe hay xốp rỗng, bạn chỉ cần thả một sợi tóc đã được rửa sạch, làm khô vào trong cốc nước.
Nếu sợi tóc chìm xuống đáy ly thì chứng tỏ độ xốp rỗng rất cao,có thể do bạn đã tẩy và nhuộm nhiều, các lớp cutin bảo vệ sợi tóc đã bị loại bỏ để màu có thể ngấm vào được, khiến tóc không đủ độ ẩm nên sẽ hấp thụ nhanh chóng bất kỳ độ ẩm nào trong môi trường xung quanh.
Để xử lý tóc khô xốp, bạn nên tìm những sản phẩm có thành phần nặng hơn như dầu và bơ. Bạn cũng có thể thêm liệu pháp dưỡng sâu vào thói quen hàng ngày.
2. Lở loét ở miệng và lưỡi
Những lý do gây lở loét miệng phổ biến nhất là hút thuốc, dị ứng, vô tình cắn vào lưỡi hay bị viêm.
Nếu không phải các trường hợp trên thì bạn có thể bị thiếu vitamin-B12, sắt hoặc folate. Những sự thiếu hụt này không phát triển trong một sớm một chiều mà phát triển dần dần trong một thời gian dài.
Một số dấu hiệu cảnh báo khác có thể là mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim không đều và yếu cơ.
Nếu bạn gặp phải tất cả những điều này, bạn sẽ phải thực hiện một số thay đổivề chế độ ăn uống của bạn và bắt đầu dùngthuốc bổ.
3. Móng tay, biểu bì bong tróc, xuất hiện đốm trắng trên móng tay
Những lý do phổ biến nhất khiến móng tay và lớp biểu bì bị bong tróc là do thiếu sắt và mất nước.
Nếu tình trạng thiếu sắt không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến thiếu máu, cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như đau ngực.
Những lý do khác khiến móng taybong tróccó thể là do tuyến giáp hoạt động kém, bệnh phổi hoặc thậm chí là bệnh thận.
Trong trường hợp này, bạn nên thực hiệnmột chế độ ăn uống giàu chất sắt và giữ ẩm cho móng tay.
Nếu bạn nhận thấy những đốm trắng trên móng tay, có 4 lý do có thể xảy ra: dị ứng, nhiễm nấm, chấn thương hoặc thiếu khoáng chất, ví dụ kẽm và canxi.
Trong trường hợp này bạn cần xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
4. Bọng mắt, sưng mắt
Nếu bạn không bị nhiễm trùng, dị ứng nhưng vẫn sưng mắt, thì nguyên nhân phổ biến nhất tiêu thụ quá nhiều muối dẫn đến lượng nước bị giữ lại trong cơ thể, khuôn mặt vàvùng da dưới mắt. Bạn sẽ cần phải cắt giảm lượng muối tiêu thụ và tăng lượng kali.
Một số nguyên nhân khác có thể là do bệnh Graves, tắc ống dẫn nước mắt, hút thuốc và ngủ không đủ giấc.
Một khi bạn biết nguồn gốc của vấn đề của mình, bạn cần có giải pháp điều trị. Chườm lạnh, đắp túi trà và massage mặt là một số cách đơn giản nhất mà bạn có thể tự làm. Tuy nhiên, nếu bọng mắt vẫn không biến mất thì bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'