Đời sống

4 món ăn bài thuốc dưỡng thai, an thai hiệu quả nhất

Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống hợp lí để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Vậy những món ăn bài thuốc nào dưỡng thai tốt cho mẹ.

5 loại thực phẩm không nên để tủ lạnh, vừa mất mùi vị còn hại sức khỏe / Thực phẩm ai cũng đang xa lánh nhưng lại là 'thần dược' cho sức khoẻ

Các mónăn, bài thuốc dưỡng thai tốt nhất

Món 1: Trứng gà 2 quả, ngải cứu 20g

Cách chế biến: Rửa sạch lá ngải cứ trứng gà luộc chín bóc bỏ vỏ, hai thứ cho vào nồi, cho đủ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ đun tiếp chừng 1-2 giờ là được, cho thêm gia vị, ăn trong ngày, dùng liên tục 7-8 ngày. Món ăn này có tác dụng ôn kinh an thai, dùng thích hợp cho những thai phụ có các biểu hiện của chứng hư hàn như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác khó thở và hồi hộp trống ngực, miệng nhạt, chán ăn, tiểu tiện trong dài,đại tiện lỏng loãng, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết lượng ít sắc nhợt... Những trường hợp động thai thể huyết nhiệt thì không nên dùng bài này.

ngaicuu
Ảnh minh họa.

Món 2: Thịt bò 250g, đẳng sâm 30g, hàng tinh 15g, gừng tươi 4 lát

Thịt bò là thực phẩm quen thuộc giàu dinh dưỡng, có thể chế biến được nhiều món trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra còn được sử dụng làm thuốc.

Cách chế biến: Chọn loại thịt bò tươi mềm rửa sạch, thái miếng; Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa to đun sôi rồi tiếp tục hầm nhừ bằng lửa nhỏ chừng 2-3 giờ là được, cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai. Dùng thích hợp cho thai phụ bị huyết hư biểu hiện bằng các triệu chứng như hay hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, ngủ kém hay mê, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, thai nhi chậm phát triển... Những thai phụ đang bị sốt do ngoại cảm hoặc đi lỏng lỵ do thấp nhiệt thì không được dùng.

Món 3: Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g

Cách chế biến: Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho lát gừng vào cháo nhừ. Món ăn có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Hoặc cá chép để nguyên vảy một con 500g, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước. Tác dụng an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng.

 

images

Món 4: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát

Cách chế biến: Gừng tươi, lá tía tô và sa nhâm rửa sạch, cá diếc mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2-3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Tác dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy chướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm