Đời sống

4 món ăn vặt không ảnh hưởng đường huyết

Những món ăn vặt dưới đây vô cùng lành mạnh không ảnh hưởng đường huyết bạn chú ý nhé.

Thực đơn cơm chiều: 3 món cả nhà đều mê / Thực đơn cuối tuần: Món cực ngon ngày thời tiết mát mẻ

Sữa chua Hy Lạp

4 món ăn vặt không ảnh hưởng đường huyết

Sữa chua tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet

Sữa chua có chỉ số đường huyết GI thấp (dưới 55) đồng thời là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và lành mạnh do ít chất béo và cholesterol. Sữa chua giàu protein và carbs chất lượng cao nhưng lại là thực phẩm tiêu hóa chậm, do đó ít làm tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, các lợi khuẩn probiotics trong sữa chua không chỉ giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm lượng đường trong máu.

Sữa chua Hy Lạp chứa gấp đôi protein nhưng hàm lượng chất béo thấp hơn so với sữa chua thường. Giúp dễ tiêu hóa và bổ sung dưỡng chất tốt hơn.

Nếu là người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn 1-2 hộp sữa chua. Có thể trộn sữa chua với các loại yến mạch, quả mọng hoặc ngũ cốc nguyên hạt để ăn bữa sáng cũng rất tốt cho sức khỏe.

Phô mai trộn cà chua

Khi đói và cần cung cấp năng lượng, có thể thêm 1/2 cốc phô mai tươi trộn với cà chua thái lát để cung cấp một lượng protein, chất béo và tốt cho sức khỏe. Cả hai thực phẩm này đều chứa rất ít carbs và hydrat hóa nên sẽ không làm tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa, cà chua có chứa lycopene, một chất chống ôxy hóa cực kỳ có giá trị giúp ngăn chặn một số bệnh mạn tính, như ung thư, đái tháo đường, bệnh tim và bệnh Alzheimer...

 

Đậu gà luộc

Đậu gà rất giàu 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, chứa chất xơ, canxi, kali, kẽm, các nguyên tố vi lượng và chất dinh dưỡng khác như vitamin.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đậu gà có tác dụng tích cực trong việc cải thiện đường huyết và rối loạn chuyển hóa lipid máu do bệnh tiểu đường gây ra.

Người có lượng đường trong máu cao có thể tự chế biến đậu gà luộc tẩm gia vị như một món ăn nhẹ, mỗi lần không quá 50 hạt.

Sữa đậu nành nguyên chất

 

Người đường huyết cao nên sử dụng đậu nành làm nguyên liệu chính khi làm sữa đậu nành và một lượng nhỏ các loại hạt giàu chất béo khác như đậu phộng, óc chó, hạt thông, hạnh nhân, hạt điều,...

Cách này có thể giúp cơ thể thu được chất dinh dưỡng từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau mà không có hàm lượng chất béo quá cao.

Bệnh nhân đường huyết cao và tiểu đường uống sữa đậu nành như một món ăn nhẹ, có tác dụng tạo cảm giác no, ít năng lượng, có thể tự do kiểm soát lượng mình muốn uống.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm